Vẫn chưa “thông” đối tượng chịu thuế nhà, đất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, trước mắt chưa nên đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế vì người dân chưa đồng thuận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, trước mắt chưa nên đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế vì người dân chưa đồng thuận. 

cc
Để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất

Bao nhiêu người không có nhà?
Chiều qua – 25/5, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế nhà đất, UBTVQH cho rằng mặc dù việc áp dụng thuế đối với nhà ở góp phần tăng cường công tác quản lý nhà ở, đất ở và cũng là kinh nghiệm thực thi chính sách thuế của một số nước trên thế giới trong quá trình phát triển, song bên cạnh lý do người dân chưa đồng thuận thì một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạn chế đầu cơ nhưng trên thực tế đầu cơ lại tập trung vào đất mà không phải đầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất.

Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất.

Cũng theo UBTVQH, dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách nhà nước không lớn, trong khi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ. Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với quan điểm của UBTVQH.

Tuy nhiên, theo ĐB Vũ Hồng Anh, thị trường nhà đất của ta hiện nay đang rất “méo mó”. Chỉ đơn cử ở Hà Nội, nhà chưa xây xong đã đăng ký hết, người có nhu cầu thực không bao giờ có cơ hội để mua, giá nhà đất vì thế là “giá ảo”.

ĐB Vũ Hồng Anh đồng ý nguồn thu với nhà ở không đủ bù chi nhưng mục tiêu xã hội rất lớn; đánh thuế nhà sẽ hạn chế đầu cơ, tạo điều kiện cho người làm công ăn lương có thể mua nhà. “Cần đánh thuế nhà nhưng xây dựng theo phương án: nhà ở nông thôn có giá trị nhỏ thì không phải chịu thuế, còn đánh thuế là đánh vào người có nhiều nhà, nhiều biệt thự”  - ĐB này đề nghị.

Cũng không đồng ý loại nhà ở ra khỏi đối tượng chịu thuế, ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) gay gắt: Luật cần phải đánh vào người có nhiều nhà đất, dùng nó điều tiết nhà ở cho xã hội, chứ không phải đánh vào toàn dân, cả những người chỉ có một nhà.

Từ việc này, ĐB Lịch kiến nghị Chính phủ cần thống kê xem hiện nay có bao nhiêu đất bỏ không, bao nhiêu người không có nhà “Và cái này Quốc hội phải giám sát” - ông Lịch nói.

Đối tượng nào không phải chịu thuế?
Theo Dự thảo mới nhất trình ra Quốc hội, đối tượng không chịu thuế gồm: đất phi nông nghiệp sử dụng vào các mục đích, lĩnh vực hoạt động sau đây không vì mục đích kinh doanh: đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, tổ chức xã hội, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

ĐB Nguyễn Duy Hữu (Đắc Lắc) cho rằng, quy định đối tượng không chịu thuế còn có đất do cơ sở tôn giáo sử dụng là quy định “hở” vì nhiều cơ sở tôn giáo ngoài thờ tự còn có các cơ sở khác. Ông Hữu đề nghị không đưa vào chịu thuế với nơi thờ tự, còn các cơ sở khác dù không kinh doanh cũng phải chịu thuế.

 ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) đề nghị bổ sung diện tích đất nhà vườn được cấp có thẩm quyền công nhận vào đối tượng không chịu thuế. “Quy định như vậy sẽ phù hợp với việc bảo tồn, gìn giữ các nhà vườn vốn rất đặc trưng của Huế”, ĐB Mạo nói.

Riêng vấn đề  miễn giảm thuế đất, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên khi kết luận phiên họp nói rõ: Quốc hội  sẽ chỉ đạo rà soát lại để việc thực hiện được công bằng, đầy đủ, chính xác.

Nhóm PV 
  

Một số đối tượng được miễn thuế đất:

Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; đất xây dựng nhà tình nghĩa, trại trẻ mồ côi, trại cai nghiện, viện dưỡng lão; đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4…..

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.