Vẫn chưa chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Kết thúc phiên họp lần thứ hai của Hội đồng Tiền lương Quốc gia vào ngày hôm qua (25/8), các bên vẫn chưa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu năm 2016 bởi sự khác biệt về mức đề xuất tăng lương tối thiểu giữa các bên.
16% thì cao quá!
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho người sử dụng lao động thì VCCI chỉ đồng ý mức tăng 7% (sau một hồi tranh luận, mức này tăng lên 10%). 
Quan điểm của VCCI là phải đặt lợi ích người lao động, lợi ích chủ doanh nghiệp dưới lợi ích quốc gia. Đất nước phải có đội ngũ doanh nghiệp đủ mạnh, phát triển bền vững mới bảo đảm được việc tăng lương tối thiểu, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. 
Để bảo vệ quan điểm của mình, ông Phòng phân tích, với mức tăng năng suất lao động 3%, mức trượt giá đồng tiền từ 1 đến 3% như hiện nay thì mức tăng lương tối thiểu 10% là phù hợp. Bởi dù mức tăng lương lên 10% nhưng doanh nghiệp sẽ phải chi trả thực tế tới 17-18%, bởi từ 1/1/2016, doanh nghiệp đã phải từng bước đóng bảo hiểm xã hội theo tổng thu nhập chứ không đơn thuần theo mức lương. Điều này có nghĩa doanh nghiệp phải đóng thêm từ 30-45% so với mức đóng của năm 2015. Nhiều doanh nghiệp đang phải gồng mình lên để trụ vững. 
“Người lao động muốn tăng lương là hết sức chính đáng và chúng tôi đồng ý là phải tăng lương, nhưng phải theo lộ trình và phải có mức phù hợp để làm sao doanh nghiệp chịu đựng được. 16% thì cao quá, vượt quá khả năng chi trả cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp hiện tại, vì vậy doanh nghiệp rất cần sự cảm thông từ phía người lao động”- ông Phòng trần tình.
Hy vọng vào ngày 3/9 
Về phía người lao động, nhiều người thấy bất an khi nói đến tăng lương. Bởi tăng lương có trên danh nghĩa nhưng thực tế lại không có nhiều ý nghĩa. Lương chưa tăng mà giá các mặt hàng thiết yếu đã rập rình tăng trước. Chính vì thế, nhiều người mong muốn có các chính sách ổn định để khỏi phấp phỏng mỗi khi tăng lương. 
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng, đời sống người lao động hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, khoảng 92% công nhân lao động nhận mức lương 5 triệu đồng mới đủ sống; còn lại khoảng 8% là có dư. 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần đến các khu công nghiệp để kiểm tra đời sống công nhân hiện nay; đồng thời làm việc với Tổng cục Thuế để xem xét việc doanh nghiệp hạch toán tiền lương của người lao động như thế nào. 
Trước quan điểm chỉ tăng lương tối thiểu 10% của VCCI, ông Mai Đức Chính phản biện: Năm ngoái kinh tế khó khăn còn điều chỉnh tăng lương được bình quân 14,8%, năm nay kinh tế khởi sắc, không thể điều chỉnh được thấp hơn năm ngoái quá nhiều. Phương án của Tổng Liên đoàn Lao động thấp nhất phải tăng ít nhất bằng năm ngoái, tăng 400.000 đồng (tương đương 12,8%).
Chính bởi quan điểm khá xa nhau nên tới cuối buổi họp, các bên vẫn “không bên nào chịu bên nào”. “Tại phiên họp lần thứ hai này, đại diện của VCCI và đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn không thống nhất phương án tăng lương tối thiểu, khoảng cách giữa hai bên chênh nhau khoảng hơn 6%. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giữ nguyên đề xuất mức tăng là 16,8%, trong khi VCCI chỉ đồng ý mức tăng khoảng 10%” - ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết.
Theo quy chế, mỗi bên có quyền đề nghị dừng phiên họp một lần. Lần này, phía đại diện người lao động đã xin dừng phiên họp để tiếp tục thương lượng. Vì vậy, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã quyết định ngày 3/9 sẽ tổ chức phiên họp lần thứ ba. Nếu phiên họp lần thứ ba tiếp tục không có sự thống nhất, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ lựa chọn và quyết định phương án cuối cùng để đề xuất, báo cáo với Thủ tướng.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.