Vaccine phòng COVID-19 tránh tái nhiễm ngay cả khi từng mắc bệnh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Virus luôn thay đổi, điều này không ngoại lệ đối với virus gây dịch bệnh COVID-19, dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể (chủng virus mới) và làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Việc tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19 giúp tăng cường khả năng chống lại sự tái nhiễm dẫn đến nhập viện và đạt được sự bảo vệ cao nhất.

Tăng cường khả năng chống tái nhiễm COVID-19

Theo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), người từng mắc COVID-19 đa số sẽ hồi phục sau vài tuần. Tuy nhiên sau đó, những người này vẫn có nguy cơ tái nhiễm hoặc có thể gặp những triệu chứng hậu COVID kéo dài nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh. Tiêm vaccine vẫn là chiến lược an toàn nhất để ngăn ngừa các biến chứng do nhiễm SARS-CoV-2.

Việc tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19 giúp tăng cường khả năng chống lại sự tái nhiễm dẫn đến nhập viện và đạt được sự bảo vệ cao nhất. Để ngăn ngừa việc nhập viện liên quan đến COVID-19, tất cả những người đủ điều kiện nên tiêm vaccine ngay khi có thể, kể cả những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó.

Tái nhiễm là tình trạng một người đã bị nhiễm COVID-19 trước đó đã hồi phục và sau đó bị nhiễm lại. Virus luôn thay đổi, bao gồm cả gây ra COVID-19. Những thay đổi này có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể (chủng virus mới) có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Vaccine COVID-19 tiếp tục có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại việc tái nhiễm này.

Một nghiên cứu về mối liên quan giữa tiêm chủng và tái nhiễm SARS-CoV-2 ở Kentucky trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2021 và được thực hiện với những người trước đó đã bị nhiễm SARS-CoV-2 vào năm 2020. Kết quả cho thấy người dân ở Kentucky không được tiêm chủng có tỷ lệ tái nhiễm cao gấp 2,34 lần so với những người được tiêm chủng đầy đủ (OR = 2,34; Khoảng tin cậy 95%: 1,58–3,47). Những phát hiện này cho thấy rằng việc tiêm vaccine đầy đủ sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống lại sự tái nhiễm.

Chống lại việc nhập viện liên quan đến tái nhiễm COVID-19

Hơn thế nữa, một nghiên cứu khác cho thấy trong số những người mắc COVID-19 trước đó, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cung cấp sự bảo vệ chống lại việc nhập viện liên quan đến tái nhiễm bệnh.

Cụ thể, ước tính hiệu quả của vaccine chống lại sự tái nhiễm dẫn đến nhập viện trong thời kỳ Omicron chiếm ưu thế là khoảng 35% sau liều 2 và 68% sau liều nhắc lại. Do đó, để ngăn ngừa việc nhập viện liên quan đến COVID-19, tất cả những người đủ điều kiện nên được tiêm chủng đầy đủ, kể cả những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó.

“Tin đồn người đã mắc sẽ có miễn dịch tốt hơn tiêm chủng nên không cần tiêm nhắc là không chính xác. Miễn dịch do nhiễm COVID-19 đã được chứng minh là bị suy giảm theo thời gian. Do đó việc chích các liều vaccine phòng COVID-19 nhắc lại là rất cần thiết nhất là khi bạn thuộc nhóm nguy cơ”, HCDC cho hay.

Ngày 23/6, Bộ Y tế nhận được văn bản của các tỉnh Đồng Nai, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi về hỗ trợ điều chuyển vaccine phòng COVID-19 chưa sử dụng cho các địa phương khác có nhu cầu.

Trước đề nghị này của 4 tỉnh, Bộ Y tế yêu cầu địa phương nào để xảy ra dịch khi người dân chưa được tiêm chủng thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.