Uống thuốc nam điều trị ung thư, người đàn ông gặp họa

Bác sỹ thăm khám cho người bệnh điều trị ung thư.
Bác sỹ thăm khám cho người bệnh điều trị ung thư.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đàn ông Phú Thọ mắc ung thư đã tự ý từ bỏ phác đồ điều trị của bác sĩ để sử dụng thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc dẫn đến hậu quả khôn lường.

Người bệnh là ông N.H. L, 70 tuổi, được chẩn đoán ung thư thanh quản từ năm 2021. Tại thời điểm này, người bệnh chỉ ở giai đoạn sớm (giai đoạn 2) hoàn toàn có thể phẫu thuật và điều trị khỏi lâu dài. Dù được bác sĩ tư vấn nhập viện điều trị nhưng người bệnh đã từ chối để xin về dùng thuốc nam.

Sau gần 2 năm tự điều trị bằng thuốc nam, tình trạng bệnh không những không giảm mà còn tiến triển nặng hơn.

Tháng 2/2023, người bệnh xuất hiện ho, khạc ra máu kèm khàn tiếng, khó thở. Khi khám, người bệnh có tình trạng thiếu máu, đái tháo đường, gout. Kết quả chụp Xquang cho thấy hình ảnh u tăng kích thước 26 x 41mm, gây hẹp 2/3 lòng thanh quản, hạch cổ nhỏ ngấm thuốc.

Lúc này, người bệnh được chẩn đoán ung thư thanh quản hạ họng giai đoạn 4 /thiếu máu, đái tháo đường, gout. Bệnh nhân được điều trị truyền máu ổn định đường huyết, nâng cao thể trạng. Sau đó được lập kế hoạch điều trị xạ trị đơn thuần do thể trạng bệnh nhân suy kiệt, nhiều bệnh nền.

Sau 6 tháng điều trị, người bệnh đáp ứng khoảng 90%, vùng xâm lấn khối u đã giảm, đỡ khản tiếng, không còn khó thở, không còn khạc ra máu, toàn trạng tốt dần lên.

Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Trung Kiên, chuyên về Xạ trị, điều trị ung bướu cho biết, hiện nay, một số người bệnh khi sử dụng thuốc đông y, thuốc nam, thuốc bắc, thuốc dân gian cảm thấy sức khỏe tốt lên, đó là do tâm lý. Khi bệnh nhân có niềm tin, yên tâm chữa bệnh thì sức khỏe cũng sẽ được cải thiện. Mặt khác, trong một số loại thuốc đông y có những vị thuốc chống viêm, giảm đau, tăng cường miễn dịch, bồi bổ khí huyết. Vì vậy, khi uống vào sức khỏe nên có thể tăng lên khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh được chữa trị đúng cách nên đã bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất. Đến khi bệnh tiến triển nặng, các loại thuốc dân gian kể trên không có tác dụng thì bệnh đã bước vào giai đoạn muộn.

Như trường hợp người bệnh N.H.L, nếu ngay từ đầu được điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì có thể điều trị khỏi lâu dài. Nhưng do người bệnh không điều trị, lại uống thuốc nam nên khiến bệnh âm thầm nặng thêm. Khi phát hiện thì đã muộn.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, khi phát hiện bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị sớm, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Đọc thêm

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.

Thuốc lá điện tử – 'gọng kìm' đang siết chặt giới trẻ

PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
(PLVN) - Theo PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, dù mang hình ảnh “hiện đại” và được quảng cáo “ít độc hại” hơn thuốc lá truyền thống, nhưng thực chất thuốc lá điện tử là "cửa ngõ” dẫn đến nghiện kép, là "gọng kìm" đang siết chặt giới trẻ.