Uống sữa pha sái thuốc phiện, bé 2 ngày tuổi phải cấp cứu

ThS.BS Chu Lan Hương – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh. Ảnh: Lê Hiếu
ThS.BS Chu Lan Hương – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh. Ảnh: Lê Hiếu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi 2 ngày tuổi (Nam Định) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, nhịp tim không ổn định, đồng tử co nhỏ, theo dõi ngộ độc sái thuốc phiện.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khi sinh hai con đầu lòng, gia đình làm theo mẹo dân gian dùng sái thuốc phiện với liều lượng một đầu tăm pha vào sữa cho trẻ uống để “chắc dạ”. Thấy các con lớn dùng mẹo này khỏe mạnh, ăn uống tốt, không gặp vấn đề về đường ruột, gia đình tiếp tục áp dụng cho bé út.

Tuy nhiên, sau khi uống sái thuốc phiện, trẻ ngủ không yên, thỉnh thoảng khóc ré lên. Sau khoảng 2 giờ, trẻ bắt đầu nấc cụt nhiều, gia đình quan sát thấy trẻ thở yếu hơn nên đã vội vàng thông báo với các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định. Trẻ nhanh chóng được hô hấp hỗ trợ, tiêm thuốc giải ngộ độc và chuyển đến Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây tình trạng suy hô hấp là độc chất Opioids được tìm thấy trong cơ thể trẻ. Do tác dụng của sái thuốc phiện vẫn còn, trẻ tiếp tục có cơn tím tái, có cơn ngừng thở. Các bác sĩ tại Khoa Khám bệnh – Cấp cứu, Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Sơ sinh đã ngay lập tức thực hiện cấp cứu, cho trẻ thở máy, dùng thêm thuốc kháng (Naloxone) để giải ngộ độc, giảm các tác động của độc chất vào trung tâm thần kinh của trẻ.

Hiện tại, tình trạng của bệnh nhi tạm ổn định, trẻ thở đều hơn, nhịp tim bình thường, không còn cơn rung giật nhưng vẫn cần theo dõi thêm.

Ngộ độc “Opioids” nguy hiểm thế nào đến sức khỏe?

Thuốc phiện là một hỗn hợp thô lấy từ nhựa tiết của quả thuốc phiện. Trong nhựa quả khô cây thuốc phiện có hơn 25 loại Alcaloid trong đó Morphine chiếm 10%, Codeine 0,5%, Narceine 0,3%, Theloine 0,2%, Papaverine 0,8%, Narcotine 6%. Sái thuốc phiện là phần thuốc còn đọng lại trong điếu sau khi hút, sái thường được cất dành khi thiếu sẽ sử dụng.

“Opioid” là thuật ngữ cho một số chất tự nhiên (ban đầu có nguồn gốc từ cây thuốc phiện) và các chất tương tự bán tổng hợp và tổng hợp mà gắn với các thụ thể opioid đặc hiệu.

Triệu chứng lâm sàng rõ ràng nhất khi bị ngộ độc Opioids là biểu hiện giảm tần số thở, thở chậm, có thể tiến triển đến ngừng thở, đồng tử co nhỏ. Một số biểu hiện khác có thể xảy ra như mê sảng, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, hạ nhiệt độ cơ thể,… Người bệnh tử vong chủ yếu do tình trạng thiếu oxy.

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nhưng tình trạng bệnh nhi nhập viện do phụ huynh tùy tiện dùng mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ vẫn diễn ra. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 9-10 trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng ngộ độc, chủ yếu là ngộ độc sái thuốc phiện, thuốc nam.

Theo ThS.BS Chu Lan Hương – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Khám bệnh Cấp cứu, Trung tâm Sơ sinh, việc sử dụng các mẹo dân gian hoặc thuốc nam không rõ thành phần cho trẻ là vô cùng nguy hiểm. Đây là những quan niệm chưa có căn cứ khoa học và có thể để lại những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể tử vong.

Các bậc phụ huynh không nên mạo hiểm sử dụng các loại thuốc “truyền miệng” cho trẻ sơ sinh, vì trong thành phần của những loại thuốc này có thể chứa các chất khiến cho trẻ bị ngộ độc, ức chế hô hấp, ức chế thần kinh, rối loạn điện giải, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy kịch đến tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin và các chứng cứ khoa học chính thống về các phương pháp điều trị dân gian trước khi áp dụng cho con. Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc cho trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.