Ứng dụng gọi xe Việt: “Trợ lực” mùa dịch cho tài xế

Ứng dụng gọi xe Việt: “Trợ lực” mùa dịch cho tài xế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại dịch Covid-19 bùng phát cũng là thời điểm rủi ro nghề tài xế xe công nghệ bộc lộ rõ nhất. Họ sẽ được hỗ trợ như thế nào khi bị giảm doanh thu, thậm chí tạm ngưng việc trong khi vẫn phải gánh lãi vay ngân hàng cho chiếc xe trả góp? 

Khó khăn là chung cho cả tài xế và doanh nghiệp, song cách các hãng chọn lựa đứng bên và hỗ trợ tài xế ra sao thời điểm này đang cho thấy rõ nhất phương châm “người Việt vì người Việt”.

Hỗ trợ cao nhất cho tài xế

Sau hơn 1 năm chạy cho một ứng dụng gọi xe ngoại, cuối năm ngoái anh Đỗ Quang (Hà Nội) đã đăng ký gia nhập Be. Chăm chỉ chạy mỗi ngày, từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 4 giờ chiều chạy đến 7-8 giờ tối để lấy cuốc cao điểm, anh kiếm được bình quân 500.000 - 700.000 đồng tuỳ từng ngày (đã trừ hết chi phí). “So với các ứng dụng khác, giá cước của Be rẻ hơn, nhất là Bebike, nên anh em tài xế chăm chỉ “cày” có thể đạt mốc 700-800.000 đồng, lại có thêm thưởng. Như tôi ngoài chở khách còn chạy thêm giao hàng, mùa dịch này dù vất vả nhưng cũng kiếm thêm được khá”, anh Quang cho hay.

Chật vật hơn rất nhiều các đồng nghiệp ở Hà Nội, những tài xế công nghệ Be hay Grab, Gojek tại TP.HCM lao đao khi thành phố yêu cầu dừng hoạt động chở khách, dừng dịch vụ giao đồ ăn. Trên nhiều diễn đàn của các tài xế công nghệ, nhiều tài xế băn khoăn, lo lắng mất ăn mất ngủ vì phải dừng hoạt động, không có thu nhập. Trong khi đó, những tài xế xe 4 bánh như BeCar, GrabCar… đa phần đều phải thế chấp ngân hàng, mua xe trả góp chạy.

Là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhưng tài xế lại không thuộc nhóm được hỗ trợ từ các gói của Chính phủ. Bởi thế, đa số các hãng gọi xe công nghệ đã chọn cách hỗ trợ tài xế với các mức khác nhau.

Đầu tháng 7.2021, giữa lúc hàng trăm nghìn tài xế hoang mang, Be Group đã có tâm thư chia sẻ: “Bác tài ơi! Chúng ta đã cùng nhau từ những ngày đầu, từ lúc có các chương trình thưởng hoành tráng, be Chiến binh, beRacing máu lửa, những ngày “nổ cuốc” liên tục chạy mệt nghỉ, mồ hôi ướt áo nhưng thật vui… Đến lúc này, khi chúng ta chững lại vì ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, các chuyến xe thưa thớt dần, thu nhập mỗi ngày một ít đi, gánh nặng mưu sinh đè trĩu lên đôi vai bác tài. Nhưng Bác tài ơi, dù trong hoàn cảnh nào, Be vẫn luôn ở đây, lắng nghe và san sẻ”.

Đúng như lời hứa, ứng dụng gọi xe này đã đưa ra mức hỗ trợ tài xế F0 3 triệu đồng, với tài xế phải cách ly tập trung 2 triệu đồng, tài xế phải cách ly tại nhà 1 triệu đồng, tài xế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 1-3 triệu đồng/người. Hãng cũng đảm bảo thu nhập trong mùa dịch 500.000 - 4 triệu đồng/người/tháng với những tài xế đạt tiêu chí chất lượng dịch vụ.

Đáng nói, nếu so sánh mức hỗ trợ giữa 3 “ông lớn” gọi xe trên thị trường hiện nay là Grab, Be và Gojek, mức hỗ trợ tài xế của Be có phần nhỉnh hơn rất nhiều so với 2 hãng còn lại. Mức hỗ trợ cao nhất của Grab là 2 triệu với tài xế F0, 100.000 đồng/ngày với tài xế cách ly tập trung, 500.000 đồng với tài xế phải cách ly tại nhà. Trong khi Gojek mức này thậm chí chỉ 200.000 đồng/ngày, tối đa 21 ngày. Hai hãng gọi xe ngoại này cũng không có chính sách hỗ trợ tài xế hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay hỗ trợ đảm bảo thu nhập mùa dịch.

Chọn lối đi riêng

Không phải tới mùa dịch, Be mới “chọn lối đi riêng” trong hỗ trợ tài xế, bất chấp khó khăn của chính doanh nghiệp thời điểm này. Xuất phát từ niềm tự hào app gọi xe Make in Vietnam, phục vụ cho người Việt, đội ngũ lãnh đạo người Việt, dù chịu cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ tiềm lực vốn rất mạnh, Be Group vẫn chọn con đường riêng và từng bước trụ vững, phát triển, tuân thủ tuyệt đối pháp luật VN.

Theo CEO Be Group Nguyễn Hoàng Phương, thay vì chạy đua siêu ứng dụng như Grab, Be đang xây dựng nền tảng mở, chú trọng liên kết với các DN Việt khác để cùng phát triển. Cầu thị lắng nghe tài xế để sửa lỗi app, thêm tính năng trên app để thuận tiện cho tài xế, Be cũng chọn cách luôn đồng hành và tôn trọng tài xế.

Be chọn cách luôn đồng hành và tôn trọng tài xế.

Be chọn cách luôn đồng hành và tôn trọng tài xế.

Trước đó vào ngày 2/7, nhằm chung tay đóng góp vào công cuộc chống dịch tại TP.HCM, bà Nguyễn Hoàng Phương đã đại diện Be Group trao tặng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM số tiền 5 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để hỗ trợ thành phố mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống dịch. Đây là một trong nhiều hoạt động mà Be Group đang thực hiện để đồng hành cùng thành phố và cả nước, chia sẻ gánh nặng ngân sách và hướng tới mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, sau giai đoạn phát triển bùng nổ của các ứng dụng gọi xe, thị phần gọi xe công nghệ Việt về cơ bản đã được định hình. Để tiếp tục phát triển, bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ phải chọn lối đi phù hợp, cập nhật công nghệ mới để mang lại nhiều trải nghiệm tiện ích nhất cho khách hàng. “Nhưng khách hàng không phải là đối tượng duy nhất, mối quan hệ 3 bên là hãng xe - tài xế - khách hàng phải luôn cân bằng. Song thực tế không nhiều doanh nghiệp quan tâm tới chính sách với các đối tác tài xế. Với ứng dụng gọi xe Việt, việc thiết lập được một chính sách chiết khấu giá hợp lý, đặc biệt đãi ngộ phù hợp với tài xế cả lúc thuận lợi và khó khăn như mùa dịch, thì tài xế sẽ là đối tác bền vững và giúp hãng xe phát triển”, ông Long nhìn nhận.

Cũng theo chuyên gia này, dù chưa chiếm thị phần lớn như các hãng xe ngoại có nguồn tài chính khổng lồ, song sự tồn tại của các ứng dụng Việt như Be thời gian qua đã cho thấy hướng đi đúng và sức bền của doanh nghiệp Việt, khi chọn đúng thị trường ngách, thấu hiểu tâm lý, tôn trọng tài xế và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tương tự, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội Bùi Danh Liên cũng cho rằng ngoài yếu tố công nghệ liên tục phải đổi mới, chính sách chăm sóc tài xế và khách hàng tốt hơn các hãng khác sẽ là điểm sáng để tạo sức cạnh tranh riêng, cũng như sức bật cho ứng dụng gọi xe Việt.

Nhìn từ bối cảnh chung, khi những gói hỗ trợ của nhà nước chưa thể vươn dài đến tất cả mảnh đời, thì chính sự chủ động chung vai gánh vác của doanh nghiệp như Be Group sẽ là phương án cần thiết, góp phần ổn định xã hội, giúp người lao động an tâm chấp hành các mục tiêu chống dịch.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.