Ứng dụng công nghệ thông minh bảo đảm an toàn nguồn nước

Các chuyên gia ngành Nước Việt Nam và Australia cho rằng, doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ mới để giải quyết các vấn đề an toàn an ninh nguồn nước hiện nay.
Các chuyên gia ngành Nước Việt Nam và Australia cho rằng, doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ mới để giải quyết các vấn đề an toàn an ninh nguồn nước hiện nay.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng biến đổi khí hậu khiến nguồn nước hạn chế buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình vận hành để đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước, cải thiện chất lượng nước sạch.

Ngành nước cần tăng cường áp dụng công nghệ mới

Tại Diễn đàn “Tạo điều kiện đổi mới sáng tạo để đạt được an toàn nước” trong chương trình sự kiện Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Úc 2021 do Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Úc (AWA) tổ chức, các chuyên gia trong ngành nước đã khuyến cáo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về nước cần đổi mới quy trình vận hành, tăng cường áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng nước sạch cũng như đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước.

Giáo sư Nguyễn Việt Anh, Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (Trường Đại học Xây dựng), đồng thời là Phó Chủ tịch VWSA cho biết: Nhu cầu sử dụng nước sạch tăng trong khi nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng hạn chế. Khoảng 1/5 lượng nước sạch thất thoát, thất thu. Hệ thống đường ống cấp cũ và mới lẫn lộn, ô nhiễm tăng.

Trong khi đó năng lực kiểm soát chất lượng nước còn hạn chế, vận hành hệ thống còn thủ công ở nhiều nơi, giá nước thấp không đủ bù đắp chi phí nâng cấp hệ thống...

Theo giáo sư Việt Anh, với mục tiêu dich vụ cấp nước sạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, hiện có các giải pháp như công nghệ xử lý nước phù hợp, quản lý và ứng phó với rủi ro, giám sát trực tuyến và kiểm soát ô nhiễm, các công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và hóa chất, giảm phát thải và chất gây ô nhiễm thứ cấp.

Bên cạnh đó còn có các công nghệ quản lý thông minh, đảm bảo cấp nước an toàn với chi phí hiệu quả nhất.

Các đại biểu tham dự diễn đàn trực tuyến.

Các đại biểu tham dự diễn đàn trực tuyến.

Từ một góc độ khác, ông Lê Minh, chuyên gia thương mại hóa công nghệ tại Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng: Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc hoàn thiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; thiết kế các chính sách hỗ trợ trung gian, khởi nghiệp… Cần tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để học hỏi, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Khái quát về khung pháp lý thúc đẩy sáng tạo trong ngành nước Úc, ông Mike Woolston, Trưởng nhóm Thực hành Nước Công ty Frontier Economics chia sẻ, đổi mới ngành nước sẽ mang lại các lợi ích như giảm chi phí cung cấp dịch vụ cấp thoát nước, cải thiện chất lượng và phạm vi các dịch vụ nước và nước thải, cũng như giải quyết các vấn đề lớn hơn trong quản lý nước.

Công nghệ nào để đảm bảo an toàn?

Tại diễn đàn, TS Amy Parker, Quyền giám đốc Trung tâm Quan sát trái đất của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp quốc gia (CSIRO), chia sẻ chương trình AquaWatch tại Úc quản lý chất lượng nước bằng cách xây dựng hệ thống giám sát sử dụng vệ tinh kết nối với các cảm biến gắn tại các điểm quan trắc trên mặt đất. Hệ thống sử dụng kết nối internet, cung cấp dữ liệu cảnh báo sớm và theo thời gian thực, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.

Theo TS Amy Parker, AquaWatch là chương trình thiết kế cho nước Úc, nhưng cũng có thể áp dụng cho nhiều quốc gia khác. Đổi mới, áp dụng công nghệ sẽ giúp giảm chi phí cung cấp dịch vụ cấp thoát nước, cải thiện chất lượng và phạm vi các dịch vụ về ngành nước…

Ông Gary McLay, kỹ sư của Công ty Westernport Water ở bang Victoria (Úc), giới thiệu các cách đổi mới công nghệ để quản lý tài sản ngành nước, như dùng công tơ thông minh, kiểm tra bằng phương tiện bay không người lái, kiểm tra đường ống bằng rô bốt, chủ động phát hiện rò rỉ bằng công nghệ phát hiện rò rỉ theo thời gian thực.

TS David Bergmann, Quản lý Nghiên cứu, phát triển và đổi mới tại Công ty South East Water ở bang Victoria (Úc), cho biết có thể dùng công tơ nước kỹ thuật số, cảm biến biến rung Sotto và Hydrotrak Geofence (công nghệ theo dõi nhà thầu xe bồn lấy nước từ trụ nước) để thực hiện chiến lược tiết kiệm nước. Về chiến lược tạo nguồn cấp nước thay thế, có thể dùng thiết bị Aquarevo biến nước mưa thành nước nóng và áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến…

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng nước Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết, với hoạt động hơn 140 năm, SAWACO nhận thấy, các rủi ro thường xuất hiện từ chỉ tiêu nước biến động, do hoạt động của trang thiết bị và do người vận hành hệ thống. Việc phân tích các nguyên nhân trên giúp SAWACO xây dựng các phương án giám sát, ứng phó với biến động về chất lượng nước cấp.

“Công ty đã có các giải pháp như tăng cường quan trắc chất lượng nước, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xử lý và cung cấp nước sạch, thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện cho người vận hành hệ thống cấp nước và phân loại, giám sát máy móc, thiết bị thực hiện cấp nước an toàn”- ông Trần Kim Thạch cho hay.

Để tránh thất thoát thương mại, ông Cao Văn Quý, Tổng giám đốc Công ty CP cấp nước Hải Phòng cho biết, đơn vị đã sử dụng phần mềm đọc số, thu tiền bằng điện thoại thông minh (qua mạng internet), dùng phần mềm chuyên biệt quản lý đồng hồ và kiểm soát địa bàn.

Còn để giảm thất thoát cơ học và chủ động tìm kiếm rò rỉ, công ty sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh trong hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu SCADA.

Diễn đàn “Tạo điều kiện đổi mới sáng tạo để đạt được an toàn nước” là diễn đàn cuối cùng, khép lại Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Úc 2021 với chủ đề “An toàn cấp nước – Hướng tới sự phát triển bền vững”.

Phát biểu bế mạc sự kiện, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA, bày tỏ mong muốn hai Hội ngành nước Việt Nam và Úc tiếp tục chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về thể chế, giúp Việt Nam xây dựng Luật Cấp Thoát nước.

VWSA cũng mong muốn AWA chia sẻ hỗ trợ trong xây dựng hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn cấp nước an toàn, các tiêu chí cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước sạch, số hóa ngành nước và ngành xây dựng, nâng cao năng lực quản lý vận hành, quản trị tài chính, tài sản,… đồng thời thành viên hai hội ngành nước Việt Nam và Úc sẽ tiếp tục “bắt tay hợp tác” trong các kết nối tương lai.

Úc và Việt Nam là đối tác trong các hiệp định thương mại tự do: Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Úc bảy tháng đầu năm 2021 tăng gần 50% so với cùng kỳ lên 6,88 tỷ đô la Mỹ, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.