Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào ngành nước

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận của diễn đàn.
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận của diễn đàn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều ngày 16/9, trong khuân khổ “Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Úc 2021”, đã diễn ra diễn đàn “Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia vào ngành nước”. Tại diễn đàn, các diễn giả trong nước và quốc tế đánh giá tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp ngành nước ở Việt Nam cũng như việc vận hành định giá và quy định trong ngành nước tại Úc.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết, Việt Nam bắt đầu CPH các doanh nghiệp cấp nước từ năm 2005, tới 2017-2018 đã có 101 doanh nghiệp CPH trong tổng số 111 doanh nghiệp cấp nước nhà nước, tỷ lệ bình quân vốn nhà nước còn 75%, đặc biệt xuất hiện công ty cấp nước tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tham gia một số công ty cổ phần.

“Tuy nhiên, tháng 8/2021, qua đánh giá thực tiễn và xét tính chất quan trọng của mặt hàng đặc biệt là nước sạch đối với sinh hoạt và sản xuất, Chính phủ tạm dừng thoái vốn tại các doanh nghiệp cấp nước và điều chỉnh là Nhà nước sẽ nắm giữ 50% vốn điều lệ trong lĩnh vực khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch”, ông Thỏa nói.

Ông Thỏa cho rằng, chính sách thiếu nhất quán, liên tục thay đổi trong nhiều năm đã tạo áp lực cho doanh nghiệp. Ông Thỏa đưa ra một số đề xuất về thể chế, công nghệ và vốn đầu tư, trong đó đề nghị nhà nước giữ sở hữu từ 30-35%, tối đa dưới 50%.

Tại điễn đàn, các diễn giả từ Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề cập đến điều kiện, năng lực của doanh nghiệp cấp nước cũng như định hướng xã hội hóa ngành nước Việt Nam.

Ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá Bộ Tài Chính, giới thiệu Thông tư 44 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành từ 5/8/2021 quy định khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

Đại diện Công ty Cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương nêu thực tiễn trong hoạt động doanh nghiệp trước và sau CPH cùng như một số kiến nghị liên quan đến xây dựng chính sách và nhà đầu tư nước ngoài.

Phó Đại sứ Úc Mark Tattersall chia sẻ, ở Úc, trong những năm 90 của thế kỷ trước, ngành nước do chính phủ Úc sở hữu toàn bộ và vận hành, được trợ cấp hoàn toàn, hoạt động không hiệu quả, do đó không có năng lực xử lý những thái cực mới trong biến đổi khí hậu.

Sau nhiều cải cách lớn, đầu tư qui mô và nỗ lực giữa các bên, ngành nước của Úc đã trở nên mạnh mẽ, linh hoạt, hiệu quả, có trách nhiệm và hướng đến khách hàng hơn, dù còn nhiều thách thức đòi hỏi có chỉ đạo từ cấp quốc gia, và hợp tác từ các cấp.

Theo ông Justin Robinson, Nhà Phân tích Chính của IPART (IPART- cơ quan thẩm định giá và qui định độc lập của bang New South Wales) điều tiết hiệu suất và giá nước khi các công ty cấp nước độc quyền trở thành doanh nghiệp nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp bền vững về tài chính, duy trì giá cả phải chăng cho khách hàng đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ cấp thoát nước.

“IPART nhận thấy việc điều tiết kinh tế có hiệu quả nhất khi cả cơ quan quản lý và ban quản lý công ty độc lập với chính phủ”, ông Robinson nói.

Đọc thêm

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...