“An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

* GS.TS Võ Xuân Vinh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP HCM):

Vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam đang đối mặt một số thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi các biện pháp ứng phó mạnh mẽ và toàn diện. Trong năm qua, hệ thống giám sát an ninh mạng ghi nhận hơn 3 triệu cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhằm vào các tổ chức và hệ thống quan trọng. Dự báo cùng với sự phát triển và thương mại hóa mạng 5G mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra các nguy cơ bảo mật mới, đặc biệt với các thiết bị liên lạc không dây.

Đúc kết kinh nghiệm trên thế giới, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống pháp luật và hạ tầng nhằm nâng cao năng lực đối phó tội phạm mạng đang ngày càng gia tăng, phức tạp.

Ngoài sửa đổi và bổ sung các quy định pháp luật hiện hành theo kịp xu hướng công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu thực tế; cần đầu tư vào hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin; xây dựng các trung tâm dữ liệu có quy mô lớn, hiện đại.

Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số” do Báo PLVN tổ chức vào ngày hôm nay (27/11) tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM) quy tụ nhiều diễn giả, khách mời, chuyên gia uy tín như GS.TS Võ Xuân Vinh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh - ĐH Kinh tế TP HCM); nhà báo Hà Ánh Bình (Phó Tổng Biên tập Báo PLVN); Thượng tá Lê Minh Hải (Phó phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP HCM); TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng (Trưởng bộ môn Khoa Luật Hình sự - Trường ĐH Luật TP HCM); ông Trương Đức Lượng (Chủ tịch HĐQT Cty CP An ninh mạng Việt Nam)... cùng đại diện một số sở, ngành, DN, cơ quan báo chí.

Báo PLVN trân trọng cảm ơn sự đồng hành của các nhà tài trợ như Ngân hàng SHB Sài Gòn, Cty Luật TNHH Quốc tế Nguyễn và Cộng sự, Cty TM-DV-ĐT Thắng Lợi Group, TCty Điện lực TP HCM, Cty TNHH Công nghệ Di động Việt, Nước giải khát Tân Hiệp Phát, Trường ĐH Luật TP HCM, Cty Hưng Lộc Phát, Nhãn hàng sữa Skysure, Cty Bao bì TTP; Cty CP Vacxin Việt Nam…

Cần lưu ý xây dựng quy định pháp luật về quản lý và lưu trữ dữ liệu, yêu cầu các DN khai thác dữ liệu người dùng đặt máy chủ tại Việt Nam để tăng cường kiểm soát và bảo vệ dữ liệu; tăng cường quản lý DN nền tảng công nghệ và xuyên quốc gia. Chúng ta cũng cần thành lập các tổ chức giám sát độc lập, chuyên giám sát hoạt động quản lý, bảo mật và khai thác thông tin người dùng.

Một vấn đề quan trọng khác là tăng cường hợp tác với các DN công nghệ uy tín thông qua các hợp đồng ràng buộc để bảo đảm ATTT, từ hạ tầng đến các thiết bị đầu cuối…

* TS Nguyễn Phương Thảo (Trưởng Bộ môn Luật Dân sự - Trường ĐH Luật TP HCM):

Các DN cung cấp dịch vụ trung gian (cung cấp dịch vụ truyền dẫn, lưu trữ đệm, lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu - NV) thường có một lượng lớn dữ liệu cá nhân người dùng. Quá trình thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng thường được thực hiện thông qua các hoạt động trên các ứng dụng và trang web.

Việc sử dụng dữ liệu cá nhân cũng đi kèm với nhiều rủi ro và thách thức. Để bảo đảm tính riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân, các DN cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ dữ liệu.

Tuy nhiên, hiện nay, Nghị định 13/2023/NĐ-CP chưa có quy định rõ nét về trách nhiệm của DN cung cấp dịch vụ trung gian với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân; quy định cụ thể về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân theo hướng dẫn chiếu tới quy định của pháp luật liên quan.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, cần có các quy định rõ ràng với DN cung cấp dịch vụ trung gian là hợp lý, không chỉ xử lý hành vi xâm phạm, mà còn là một kênh hữu hiệu để phòng ngừa vi phạm.

Theo tôi, trước mắt, cần thiết bổ sung vào Nghị định 13 và dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trách nhiệm pháp lý của DN cung cấp dịch vụ trung gian trong bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng; và các chế tài cụ thể.

* ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải (Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP HCM):

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng nhưng ngày càng phức tạp và đa dạng của thị trường thương mại điện tử (TMĐT), hệ thống pháp luật liên quan bảo vệ thông tin người tiêu dùng (NTD) đang phải đối mặt những thách thức lớn. Để bảo đảm an toàn và quyền lợi NTD, cần thiết ban hành, nâng cao chất lượng hiệu quả các quy định pháp luật. Tập trung vào xây dựng hệ thống quy định linh hoạt, có khả năng thích ứng sự phức tạp ngày càng tăng của môi trường giao dịch điện tử (GDĐT). Điều này không chỉ bảo đảm ATTT mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững, lâu dài của hệ thống TMĐT.

Cần xây dựng mở rộng hệ thống giám sát trở thành một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng an ninh thông tin. Tập trung bảo vệ thông tin dữ liệu từ các GDĐT trên các nền tảng mạng xã hội; còn góp phần phát hiện các hoạt động gian lận, bảo đảm minh bạch, công bằng trong TMĐT.

Để phòng, chống hiệu quả các hành vi sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu cá nhân trong các GDĐT, việc tăng mức chế tài là cần thiết. Tại nước ngoài, Luật Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu (General Data Protection Regulation - GDPR) quy định, mức xử phạt với trường hợp vi phạm lớn về dữ liệu cá nhân có thể lên đến 4% tổng doanh thu năm hoặc 20 triệu Euro…

“Mã định danh, các thông tin nhân thân, các thông tin sinh trắc học (face, vân tay, mống mắt, giọng nói...) là theo bạn cả đời. Bị mất các thông tin đó thì với trình độ hiện tại của hacker hoàn toàn có thể giả lập một thực thể ảo với đầy đủ các đặc tính thông tin của bạn.

Thông tin cá nhân như cái chìa khóa không thay đổi được, vậy mà giờ chìa khóa ấy lại bị quản lý khá lỏng lẻo, và ý thức tự bảo vệ cái chìa khóa ấy cũng rất mơ hồ. Công nghệ thông tin phát triển nhanh quá, nhiều chỗ cứ muốn áp dụng hết, thay thế triệt để cách truyền thống, cuối cùng khổ những người không hiểu công nghệ, khổ các cụ về hưu. Sinh ra bao trò lừa đảo vì tội phạm lợi dụng cái khoảng trống trình độ công nghệ ấy” - ý kiến của một bạn đọc gửi tới Báo PLVN

Tin cùng chuyên mục

Robot in 3D đầu tiên trên thế giới (Ảnh: MSN)

Robot tự hành in 3D đầu tiên trên thế giới

(PLVN) - Một bước tiến đột phá trong lĩnh vực robot bền vững vừa được giới thiệu tại Pháp: chiếc robot vận tải địa hình in 3D hoàn toàn từ vật liệu tái chế, sản phẩm hợp tác giữa ba đơn vị đến từ Ukraine, Đức và Cộng hòa Czech.

Đọc thêm

Mỗi tòa soạn cần xây dựng cho mình một bộ quy tắc ứng xử riêng với AI

Việc ứng dụng các công cụ AI vào hoạt động báo chí giúp nâng cao vai trò nghề nghiệp trong thời đại công nghệ số. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, báo chí cách mạng Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ dưới làn sóng của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của AI không chỉ mở ra những cơ hội đổi mới toàn diện nền báo chí, mà còn đặt ra những thách thức quan trọng về đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi nhà báo. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử - Báo Nhân Dân.

Không còn là cuộc chơi riêng lẻ, Việt Nam chính thức có Liên minh AI

Toàn cảnh Lễ ra mắt Liên minh AI Âu Lạc.
(PLVN) -   Sáng 20/6, tại Hà Nội, lễ ra mắt Liên minh AI Âu Lạc đã được tổ chức. Đây là sáng kiến do Tập đoàn FPT khởi xướng nhằm quy tụ các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học cùng xây dựng một nền tảng AI vững mạnh, an toàn và mang bản sắc Việt.

Robot hình người đầu tiên trên thế giới có khả năng bay chính thức cất cánh

Robot iRonCub3 (Ảnh: IIT-AMI official YouTube)
(PLVN) - Một bước tiến đột phá trong ngành robot vừa diễn ra tại Ý, khi nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Italy (IIT) đã cho ra mắt iRonCub3 – robot hình người đầu tiên trên thế giới có khả năng bay nhờ động cơ phản lực. Với cấu trúc mô phỏng con người, cột sống bằng titanium và hệ thống AI tiên tiến, iRonCub3 không chỉ lơ lửng cách mặt đất 50 cm trong thử nghiệm bay, mà còn giữ được trạng thái cân bằng hoàn hảo ngay trong lúc di chuyển giữa không trung.

Công bố Cuộc thi An ninh mạng Sinh viên toàn quốc năm 2025

Công bố Cuộc thi An ninh mạng Sinh viên toàn quốc năm 2025.
(PLVN) - Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA) vừa công bố Cuộc thi An ninh mạng Sinh viên toàn quốc năm 2025. Cuộc thi do Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA) phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) tổ chức.

Bảo đảm niềm tin số trong kỷ nguyên lượng tử

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: T.A)
(PLVN) - Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho rằng, trên hành trình cả đất nước đang chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới, dịch vụ tin cậy - đặc biệt là chữ ký số chính là mắt xích quan trọng, cốt lõi để xây dựng niềm tin số, bảo đảm rằng mọi giao dịch trong không gian mạng đều an toàn, có căn cứ pháp lý và đáng tin cậy.

Trung Quốc phát triển vệ tinh laser mới, tốc độ truyền dữ liệu gấp 5 lần Starlink

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trung Quốc vừa ghi dấu một bước tiến ngoạn mục trong lĩnh vực truyền thông vũ trụ khi các nhà khoa học nước này truyền thành công dữ liệu từ không gian về Trái Đất với tốc độ lên tới 1 Gbps – nhanh gấp năm lần so với hệ thống Starlink của SpaceX. Điều đặc biệt là thành tựu này đạt được nhờ sử dụng tia laser công suất siêu thấp, chỉ 2 watt, từ một vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh cách Trái Đất hơn 36.000 km.

iPhone lớn nhất thế giới ra mắt

iPhone lớn nhất thế giới ra mắt (Ảnh: Kỷ lục Guinness Thế giới)
(PLVN) - YouTuber công nghệ nổi tiếng Arun Maini – hay còn gọi là Mrwhosetheboss – vừa chính thức trình làng bản sao khổng lồ của iPhone 15 Pro Max. Chiếc điện thoại đặc biệt này không chỉ có thể thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn hay thanh toán điện tử như điện thoại thật, mà còn được trang bị đèn pin công suất lên tới 400 watt – đủ mạnh để “đánh bại” cả đèn pha xe hơi.

15h00 hôm nay, Chuyên gia giải đáp về thuế của các hộ kinh doanh trên fanpage VNPT VinaPhone

VNPT HKD sẵn sàng nhiều tiện ích hỗ trợ hộ kinh doanh.
(PLVN) - Bạn là hộ kinh doanh và còn băn khoăn về cách áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo nghị định 70/2025/NĐ-CP? Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia webinar trực tuyến “Hỏi đáp thuế và nghị định 70/2025/NĐ-CP cùng chuyên gia” do VNPT tổ chức vào 15h00 ngày 18/6/2025, phát sóng trực tiếp trên fanpage VNPT VinaPhone.

Gia đình ông Trump ra mắt dịch vụ di động Trump Mobile

Điện thoại T1 của Trump Mobile (Ảnh: Trump Mobile)
(PLVN) - Ngày 16/6, tại Tháp Trump ở Manhattan, gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố việc cấp phép thương hiệu cho một dịch vụ di động mới mang tên Trump Mobile, đồng thời giới thiệu một mẫu điện thoại thông minh trị giá 499 USD.

Google Search đánh mất khả năng điều hướng người dùng đến website vì AI

Google Search đánh mất khả năng điều hướng người dùng đến website vì AI (Ảnh: Phone Arena)
(PLVN) - Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công cụ tìm kiếm đang dần thay đổi cách người dùng tiếp cận thông tin trên internet. Với tính năng AI Overview của Google và sự xuất hiện của các công cụ tìm kiếm AI như ChatGPT, Perplexity hay Gemini, lưu lượng truy cập từ Google Search đến các trang web lớn đang sụt giảm nghiêm trọng – đe dọa toàn bộ mô hình kinh doanh dựa vào lưu lượng truy cập web truyền thống.

Mở khóa tương lai IoT với giải pháp MegawanIoT từ VNPT

MegawanIoT của VNPT ra đời như một lời giải tối ưu, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức triển khai, tiết kiệm chi phí và khai phá tiềm năng chuyển đổi số.
(PLVN) - Với hơn 50 triệu thiết bị IoT dự kiến phủ sóng Việt Nam vào năm 2025, nhu cầu về kết nối ổn định, bảo mật và hiệu quả chưa bao giờ cấp thiết đến thế. MegawanIoT của VNPT ra đời như một lời giải tối ưu, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức triển khai, tiết kiệm chi phí và khai phá tiềm năng chuyển đổi số.

Khi “AI lừa đảo” len lỏi vào cuộc sống

Các đối tượng và tang vật vụ án đánh bạc 1.000 tỷ đồng ở Thái Bình đã sử dụng công nghệ AI tạo video khuôn mặt giả mạo của chủ tài khoản. (Ảnh: C.A Thái Bình)
(PLVN) - Mỗi ngày, phần lớn chúng ta vẫn nhận các cuộc gọi mạo danh công an, ngân hàng hay người thân. Các hình thức lừa đảo đang ngày càng biến tướng, sử dụng công nghệ cao như Deepfake, giả giọng AI và đầu số quốc tế mạo danh...

Robot hình người không đầu điều khiển bằng giọng nói

Robot hình người cũng có thể được sử dụng cho mục đích chăm sóc y tế. (Ảnh: Wandercraft)
(PLVN) - Một công ty công nghệ tại Paris vừa công bố mẫu robot hình người đầu tiên mang tên Calvin, được phát triển chỉ trong 40 ngày. Với khả năng tự cân bằng và điều khiển bằng giọng nói, Calvin hứa hẹn sẽ thay thế con người trong các công việc nặng nhọc, thiếu tính công thái học tại nhà máy Renault.

Samsung phát cảnh báo an toàn cho người dùng

Hình minh họa (Ảnh: PhoneArena)
(PLVN) - Trước làn sóng trộm cắp điện thoại ngày càng nghiêm trọng tại Anh và các quốc gia khác, Samsung đã phát cảnh báo đến 40 triệu người dùng Galaxy, đồng thời giới thiệu hàng loạt tính năng bảo mật mới giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn hành vi đánh cắp thiết bị ngay từ đầu.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Video tạo bởi Veo3 đang “bùng nổ” trên mạng xã hội, nếu không gắn nhãn khó phân biệt thật, giả. (Ảnh cắt từ clip AI)
(PLVN) - Chỉ trong nửa năm nay, những công cụ tạo nội dung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) liên tục ra mắt, biến những thông tin ảo thành sản phẩm sống động khó phân biệt thật - giả, thậm chí tạo “cơn sốt” chục triệu lượt xem trên mạng xã hội Việt Nam trong thời gian ngắn. Song, sự bùng nổ đó cho thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn với chính người dùng, cũng như hệ thống pháp lý về quản lý nội dung AI vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa ràng buộc trách nhiệm gắn nhãn, xử phạt hay bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Siết chặt giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển mạnh sang hậu kiểm với 90 - 95% hàng hóa, sản phẩm. Khi phát hiện gian dối, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng hơn, có thể thu hồi giấy phép, công khai sai phạm trên nền tảng số. Chế tài xử phạt sẽ không chỉ dừng ở mức hành chính như trước, mà có thể xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ KH&CN công bố 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đại biểu tham quan các gian hàng trình diễn sản phẩm KH&CN (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa chính thức công bố Danh mục các "bài toán" lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH,CN,ĐMST&CĐS), đánh dấu bước đi quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, mở ra cơ hội đột phá cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành KH&CN.