Tỷ lệ đại biểu nữ là thước đo sự phát triển của quốc gia

Tỷ lệ đại biểu nữ là thước đo sự phát triển của quốc gia
(PLO) - Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan dân cử, từ con số 3% nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa I đến tỷ lệ 24,42% của Quốc hội khóa XIII. 

Theo con số mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đưa ra thì trong kỳ bầu cử này, sau hiệp thương lần 3 đã có 339 nữ ứng cử viên/870 người chính thức ứng cử ĐBQH khóa XIV (đạt 38,97%). Số lượng nữ ứng cử viên đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đạt tỷ lệ 39,38%. 

Trẻ nhất đơn vị bầu cử không có nghĩa là kém tự tin

Chiều ngày 18/5, có mặt tại chương trình talkshow với chủ đề “Phụ nữ và phát triển sự nghiệp” do Công ty cổ phần Hội tụ nhân tài (TalentPool) thực hiện, phóng viên đã được chứng kiến sự phấn khích của người nghe khi diễn giả Đỗ Thùy Dương nói về những ước mơ của đời mình, về sự quyết tâm thực hiện những ước mơ đó cho dù có lúc tưởng như thật ngông cuồng, hão huyền, về sự tự tin mà người phụ nữ nên có ý thức xây dựng và gìn giữ cho bản thân mình.

“Có những người cho rằng, thương hiệu của áo quần của túi xách làm nên giá trị con người. Đó là quan niệm sai lầm, mỗi cá nhân được nhớ tới, được ghi nhận là nhờ nhân hiệu người đó tạo ra. Nhân hiệu được hình thành từ cách suy nghĩ, thái độ sống, ý thức làm việc, sự tự tin… Giá trị của mỗi cá nhân được khẳng định nhờ nhân hiệu bản thân chứ không phải thương hiệu của đồ dùng” – CEO của TalentPool khẳng định và sau đó là những tiếng vỗ tay tán đồng vang lên khắp khán phòng…

Đây không phải là lần đầu tiên nữ doanh nhân Đỗ Thùy Dương – Phó Chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hội tụ nhân tài tham gia những hoạt động xã hội như thế này. Chia sẻ với báo chí, chị cho biết, “Bên cạnh kinh doanh, tôi còn tham gia hoạt động xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau từ việc tham gia chia sẻ với các bạn sinh viên, phụ nữ trẻ, nhóm khởi nghiệp đến việc tham gia các đoàn công tác thiện nguyện xây trường, trao học bổng, tham gia các hoạt động bình đẳng giới trong nước và quốc tế”.

Nữ doanh nhân Đỗ Thùy Dương còn là ứng cử viên HĐND TP Hà Nội  nhiệm kỳ 2016 – 2021. Tuy là ứng cử viên trẻ nhất đơn vị bầu cử số 6 quận Cầu Giấy, nhưng không vì thế mà Đỗ Thùy Dương đánh mất sự tự tin. Chị đã từng khẳng định trong một bài trả lời phỏng vấn rằng “Tôi tin rằng ở bất kỳ cương vị nào mỗi người chúng ta cũng đều đang nỗ lực với sự nghiệp chung, với nguyện vọng và năng lực của mình. Chính vì vậy, được Hội nữ doanh nhân Hà Nội đề cử là đại diện của Hội tham gia ứng cử, đại diện cho tiếng nói doanh nhân, tri thức, phụ nữ trẻ trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô, tôi đã quyết định tham gia ứng cử”. 

Nữ doanh nhân cũng khẳng định sẽ vận dụng 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, phát triển con người để có những đóng góp cho Thủ đô nói chung và nâng cao năng lực tham gia vào hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và giúp phụ nữ cân bằng được sự nghiệp và phát triển gia đình.

Gạt bỏ định kiến về năng lực lãnh đạo của phụ nữ

Người viết bài này tin rằng sự tự tin của nữ doanh nhân Đỗ Thùy Dương đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người phụ nữ khác. Vì công bằng mà nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, từ con số 3% nữ ĐBQH khóa I đến tỷ lệ 24,42% của Quốc hội khóa XIII.

Tỷ lệ nữ ĐBQH ở từng nhiệm kỳ có tăng lên nhưng chưa thật bền vững. Tỷ lệ nữ ĐBQH khóa XIII cho thấy sự sụt giảm đáng kể và thấp nhất trong 4 nhiệm kỳ gần đây và trong vòng 20 năm (từ năm 1987 đến năm 2007), ĐBQH là nữ chỉ tăng được gần 4%, phụ nữ còn gặp nhiều định kiến và rào cản khi tham gia “chính trường”.

Công bố của Viện Nghiên cứu phát triển gần đây cũng cho thấy, xã hội vẫn còn nhiều định kiến về năng lực lãnh đạo của phụ nữ, khi đa số cho rằng phụ nữ dễ bị phân tâm bởi công việc gia đình, không có khả năng làm việc dưới áp lực cao, dễ thoả hiệp; phụ nữ không có thời gian và không được tin tưởng. Một phụ nữ đã từng làm việc ở tổ kiểm phiếu khi trả lời khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển cho biết: “Người ta cho rằng nam thì có khả năng làm tốt hơn nữ nên đưa ra bầu cử thì cứ thấy chữ Thị là người ta gạch hết”. 

Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nữ giới muốn có được tiếng nói quyết định thì cần có ít nhất 30% đại diện trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Đây cũng là thước đo quan trọng và cần có để đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới.

Tăng cường truyền thông xóa bỏ định kiến, tạo cơ hội để phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho xã hội - đó là đề nghị của Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết tại hội nghị giao ban Tổng biên tập các cơ quan báo chí trung ương tại Hà Nội mới đây.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyết đã đề nghị Tổng biên tập các cơ quan báo chí quan tâm chỉ đạo, thực hiện truyền thông xóa bỏ định kiến, tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ có cơ hội tham chính, nhất là trong các cơ quan dân cử. Việc đảm bảo tỷ lệ nữ trong Quốc hội, HĐND các cấp cũng là trách nhiệm của mỗi cử tri, thành viên Hội đồng bầu cử các cấp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ và các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...