Văn hóa & Pháp luật

Tuyên truyền pháp luật về văn hóa đối với doanh nghiệp

Luật Di sản được tuyên truyền rộng khắp tại các địa phương, điểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành.
Luật Di sản được tuyên truyền rộng khắp tại các địa phương, điểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung tuyên truyền cho doanh nghiệp các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch như: Luật Thư viện, Luật Di sản văn hóa, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo, Luật Thể dục, thể thao, Luật Du lịch, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Sau khi Luật Điện ảnh và Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) đã tổ chức các Hội nghị phổ biến, quán triệt, tập huấn nội dung cơ bản của các Luật, cụ thể: Hội nghị-Hội thảo triển khai Luật Điện ảnh và lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP tại khu vực phía Bắc (tháng 9/2022 tại Hà Nội) và khu vực phía Nam (tháng 9/2022 tại thành phố Hồ Chí Minh); Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh (tháng 9/2022 tại Hà Nội); Hội nghị-Hội thảo hướng dẫn, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT), Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT) (tháng 9/2022 tại tỉnh Lâm Đồng, tháng 10/2022 tại Hà Nội); Hội nghị phổ biến các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động phát thanh, truyền hình (tháng 11/2022 tại thành phố Hồ Chí Minh)…

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Bộ VHTT&DL có kế hoạch năm từ sớm, thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được giao năm 2022 theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2022 ban hành theo Quyết định số 04/QĐ-HĐPH ngày 12/02/2022 và Công văn số 744/BTP-PBGDPL ngày 14/3/2022 của Bộ Tư pháp.

Trong năm 2022, Bộ đã ban hành 12 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai hoạt động PBGDPL. Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, ưu tiên công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý. Đặc biệt, năm 2022, Bộ đã xây dựng và ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành VHTT&DL giai đoạn 2022-2026” làm cơ sở để việc triển khai PBGDPL bài bản và đảm bảo nguồn lực thực hiện.

Cũng trong năm 2022, các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) của Bộ phong phú, đa dạng và phù hợp với từng đối tượng hỗ trợ như: Tổ chức các Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đối tượng làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, chủ DN và cán bộ pháp chế của DN; Tổ chức đối thoại với DN về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến khía cạnh pháp lý. Bên cạnh đó, Bộ còn biên soạn và phát hành tài liệu về công tác hỗ trợ pháp lý cho DN; khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp luật cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ tại một số địa phương; thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho DN và có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Năm qua do tác động của đại dịch COVID-19, các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN cũng được thay đổi để phù hợp với tình hình và đảm bảo hiệu quả. Hình thức hỗ trợ pháp lý cho DN chủ yếu được Bộ triển khai là xây dựng, biên soạn, đăng tải tin, bài tại mục Hỗ trợ pháp lý cho DN trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, thực hiện kết nối với Trang tin điện tử về hỗ trợ pháp lý cho DN của Bộ Tư pháp; thực hiện các hoạt động truyền thông, viết tin, bài về hỗ trợ pháp lý cho DN trên các báo, tạp chí của ngành, các báo chuyên ngành về pháp luật, về kinh doanh.

Các tin, bài chủ yếu cung cấp thông tin về các chính sách, quy định mới nhất liên quan đến DN, người lao động nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật cho DN

Bộ đã ban hành Công văn số 365/BVHTTDL-PC ngày 22/9/2022 về việc thông tin tuyên truyền việc sử dụng, khai thác Bộ pháp điển điện tử để đề nghị các cơ quan, đơn vị, các Sở tăng cường tuyên truyền, giới thiệu và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tổ chức, cá nhân đối tượng chịu sự tác động của các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện khai thác, sử dụng Bộ pháp điển điện tử tại Cổng Thông tin điện tử pháp điển và Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTT&DL.

Về lĩnh vực du lịch, bên cạnh việc phòng, chống dịch hiệu quả, Bộ VHTT&DL đã đề xuất các phương án và kịch bản để phục hồi lại hoạt động du lịch nội địa; chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN và người lao động trong ngành Du lịch vượt qua khó khăn trước mắt để chuẩn bị cơ hội phục hồi và phát triển trong tương lai; tiếp tục xây dựng chuyển đổi số cũng như phát triển hệ du lịch sinh thái thông minh; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Du lịch…

Các hình thức truyền thông, cổ động gắn với phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, cho các DN nói riêng sẽ góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm của DN trong việc chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong năm 2022, Bộ VHTT&DL tiếp tục tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, thực hiện việc nắm thông tin trong việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch qua nhiều kênh (phản ánh của các Sở, các tổ chức, cá nhân, báo chí, mạng xã hội, kết quả kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tại Chuyên mục “Tiếp nhận và trả lời ý kiến” trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ...), từ đó giúp giải đáp, tháo gỡ vướng mắc, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật.

Bộ VHTT&DL đã thành lập các đoàn kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật: đoàn kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật kết hợp với công tác kiểm tra văn bản QPPL tại các tỉnh Hưng Yên (tháng 5/2022), Điện Biên, Lai Châu (tháng 6, 7/2022), Khánh Hòa (tháng 9/2022) nhằm thu thập, nắm bắt thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ như: kiểm tra công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại các tỉnh Long An (tháng 4/2022), Bình Định (tháng 5/2022), Nghệ An (tháng 8/2022); kiểm tra việc thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2021 và 3 tháng đầu năm 2022 tại tỉnh Hà Tĩnh (tháng 5/2022); kiểm tra công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tàng trên địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Bình, An Giang, Kon Tum, Đắk Lắk, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Trong năm 2022, Bộ đã ban hành 12 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai hoạt động PBGDPL. Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, ưu tiên công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý. Đặc biệt, năm 2022, Bộ đã xây dựng và ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2022-2026” làm cơ sở để việc triển khai PBGDPL bài bản và đảm bảo nguồn lực thực hiện.

Hiện nay, Bộ VHTT&DL đang triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết Luật Điện ảnh, nội dung quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 về ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3. Bên cạnh đó, Bộ VHTT&DL đang phối hợp với Bộ Tư pháp lập danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Đọc thêm

Tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tuần qua, một trong những vấn đề dư luận rất quan tâm, là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (BCĐ).

HĐND TP HCM đồng ý thử nghiệm phương tiện bay không người lái

Đại biểu biểu quyết tại Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP HCM khóa X. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP HCM khóa X vừa biểu quyết thông qua nghị quyết quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn TP HCM. Đây là nội dung cụ thể hóa triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và bao dung hơn cho tất cả mọi người

Bạn Kiều Hồng, là một thành viên trong cộng đồng người chuyển giới.
(PLVN) - Trong những năm qua, các vấn đề về bình đẳng giới đang ngày càng được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, một bộ phận cộng đồng LGBT dường như đang bị bỏ ngỏ trước nhiều vấn đề bình đẳng giới.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.