Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông, xử lý ô nhiễm môi trường

Kỳ họp của HĐND Hà Nội sẽ xem xét 55 nội dung. (Ảnh trong bài: Gia Huy)
Kỳ họp của HĐND Hà Nội sẽ xem xét 55 nội dung. (Ảnh trong bài: Gia Huy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP Hà Nội khóa XVI tổ chức Kỳ họp thứ 20 nhằm xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, thu, chi ngân sách, đầu tư công năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng triển khai Luật Thủ đô.

GRDP của Hà Nội ước đạt 162,2 triệu đồng/người

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, năm 2024 Hà Nội cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu tổng quát. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng (dự kiến đạt trên 6,5%). GRDP bình quân đầu người ước đạt 162,2 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Công tác quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Tiến độ lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng được đẩy nhanh. Hạ tầng giao thông đô thị được quan tâm xây dựng đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và tôn tạo di tích được đặc biệt quan tâm đầu tư. Giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu toàn quốc về chất lượng. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chăm lo, đời sống Nhân dân được cải thiện, nâng lên.

Tập trung đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ các di tích văn hoá; triển khai quyết liệt dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô và các dự án trọng điểm. Thực hiện đề án về phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan, các cấp chính quyền. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh.

Bà Hoài cũng đánh giá trong năm 2024, hoạt động của HĐND Hà Nội tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, sát tình hình thực tiễn của TP.

HĐND đã chủ động, trách nhiệm, kịp thời tổ chức các kỳ họp thường lệ, chuyên đề để xem xét, quyết nghị các vấn đề quan trọng, cấp thiết, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế, chính sách, biện pháp để bảo đảm các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội của TP. Từ đầu năm 2024 đến nay, HĐND đã tổ chức 5 kỳ họp, trong đó có 4 kỳ họp chuyên đề và 1 kỳ họp thường lệ; ban hành 80 nghị quyết, trong đó có 11 nghị quyết để kịp thời triển khai, thi hành Luật Thủ đô 2024.

HĐND TP cũng đã nắm bắt, lựa chọn đúng và trúng các nội dung, những vấn đề quan trọng, cấp thiết, sát yêu cầu thực tiễn TP và cử tri, Nhân dân quan tâm; để tổ chức giám sát nhằm kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập, đề xuất thúc đẩy đầu tư, xây dựng các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực của TP. Hoạt động chất vấn, giải trình được đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao.

Tăng cường phân cấp, ủy quyền

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị kỳ họp thảo luận, quyết nghị các nội dung quan trọng của năm 2025 và những năm tiếp theo. Trong đó, cần đặc biệt quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, được thể hiện qua các bài viết, bài phát biểu, nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyên đề kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; xây dựng hệ thống chính trị "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", về chuyển đổi số, về phòng, chống lãng phí.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc.

Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù mà Bộ Chính trị và Quốc hội đã ưu tiên dành cho Hà Nội để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các công trình trọng điểm, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường.

Tiếp tục cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ cương; tăng cường phân cấp, ủy quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát. Tiếp tục chuyển đổi số với những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện, đưa số hóa vào trong sản xuất, kinh doanh, hướng tới chuyển đổi số trong toàn xã hội.

Bí thư Hà Nội đề nghị HĐND TP tập trung lựa chọn các lĩnh vực được Thành ủy tập trung chỉ đạo, những vấn đề bức xúc, nổi cộm được cử tri, dư luận quan tâm để giám sát, chất vấn, giải trình như: Phòng, chống lãng phí; ô nhiễm môi trường rác thải, nước thải, không khí; tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập, tiến độ các công trình dự án; công tác giải quyết kiến nghị cử tri để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND Hà Nội, nhấn mạnh kỳ họp lần này của HĐND Hà Nội là kỳ họp của khí thế mới, của tinh thần đổi mới, tạo đột phá mới, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn cho biết, Hà Nội chiếm 1% về diện tích và 8,5% về dân số cả nước, nhưng đóng góp 16% GDP cả nước, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa; chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Chủ tịch QH khẳng định, những thành tựu mà TP đạt được là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên tiềm năng, lợi thế của Thủ đô chưa được khai thác, phát huy đầy đủ. Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh so với khu vực và thế giới còn thấp. Hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, phát triển đô thị, trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường còn bất cập; nhiều dự án lớn chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực...

Chủ tịch QH yêu cầu trong thời gian tới Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện thành công các đột phá chiến lược, tháo gỡ những ách tắc, “điểm nghẽn” về thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực. Chủ động ban hành các cơ chế, chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô với những cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội.

Tập trung triển khai Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trước mắt phải quyết tâm hoàn thành việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. H.Giang

Đọc thêm

Tỉnh Tuyên Quang kêu gọi ủng hộ xóa 6.000 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Tuyên Quang họp bàn chỉ đạo thực hiện ngay sau khi chỉ đạo của Chính phủ.
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, ngày 15/1, Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã có thư ngỏ về việc kêu gọi ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa
(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân
(PLVN) - Trong những năm gần đây, thành phố Lào Cai – trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai – đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác phát triển hạ tầng đô thị và nâng cao đời sống người dân. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận nhất chính là việc triển khai hiệu quả phong trào xóa nhà tạm, giúp người dân an cư lạc nghiệp và góp phần thay đổi diện mạo của thành phố vùng cao này.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ diễn ra trong 3 ngày

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về Lễ hội
(PLVN) - Ngày 15/1, Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) - Lễ hội Gò Đống Đa.

Tín dụng chính sách mang mùa xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn

Cuộc sống của người dân Tân Sơn, Phú Thọ đang ngày càng ổn định từ khi có nguồn vốn tín dụng chính sách.
(PLVN) - Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, không khí giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi tại vùng miền núi phía tây nam tỉnh Phú Thọ trở nên tất bật và khẩn trương. Dù công việc bận rộn, ông Tăng Tiến Sỹ, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Tân Sơn, vẫn dành thời gian đồng hành cùng các phóng viên đến thăm các bản làng xa xôi, gặp gỡ những hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc đang gặp khó khăn, lắng nghe câu chuyện của họ về cách sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất và cải thiện đời sống.

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/1, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ (Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ) tổ chức Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Qua một năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trên tinh thần trách nhiệm cao của Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ và các đơn vị liên quan, lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của TP Cần đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, với những con số ấn tượng…

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.