Tuyên truyền pháp luật bằng loa truyền thanh vẫn phát huy hiệu quả

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua hệ thống truyền thanh cơ sở mang lại nhiều hiệu quả tích cực. (Ảnh minh họa)
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua hệ thống truyền thanh cơ sở mang lại nhiều hiệu quả tích cực. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền phổ biến pháp luật thì ở nhiều địa phương các hình thức truyền thống vẫn phát huy những tác dụng tích cực. Điển hình là việc tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh.

Từ ngày 1/8/2017, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Đường bộ đường sắt (ĐB-ĐS), Công an TP HCM thí điểm dùng loa trực tiếp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Trước mắt, Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ tập trung thí điểm mô hình này tại 2 giao lộ: Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi. Thời gian thí điểm vào các khung giờ cao điểm: từ 6 giờ 30 đến 8 giờ sáng và 16 giờ 30 đến 18 giờ chiều mỗi ngày.

Theo đó, các chiến sỹ CSGT phát loa trực tiếp tại các giao lộ, nội dung nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành đúng các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Việc thí điểm này nhằm nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân trên địa bàn thành phố, ổn định tình hình  trật tự an toàn giao thông (ATGT), qua đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và hạn chế đến mức thấp nhất ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Được biết, sau  khi triển khai thí điểm, Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng trên các giao lộ có tình hình phức tạp về ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Còn tại Hà Nội, từ 9/2/2017, đã đưa vào hoạt động 3 cụm loa phát thanh để tuyên truyền về Luật Giao thông và thông tin về tuyến buýt nhanh. 3 cụm loa được lắp trên cột camera giám sát ở nhà chờ, nút giao Khuất Duy Tiến, Nguyễn Tuân và Hoàng Đạo Thúy. Các cụm loa phát thanh được lắp đặt xong và được bố trí ngược chiều nhau, dọc theo làn xe buýt và hoạt động vào các giờ cao điểm. Tuyến buýt nhanh lộ trình bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã của Hà Nội chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2017. “Sau thời gian đầu thí điểm, đơn vị sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng ra toàn tuyến”, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết.

Ở quy mô rộng hơn, khoảng 4 năm trở lại đây, Hà Nội cũng đã áp dụng tuyên truyền pháp luật về giao thông trên hệ thống loa truyền thanh tại các ngã tư có đèn đỏ. Đây là giải pháp được Công an thành phố và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp thực hiện nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho người dân Thủ đô. Các nội dung tuyên truyền được phát vào một số khung giờ cao điểm về giao thông và được phát một cách khoa học: khi có tín hiệu xanh loa sẽ tự động phát nhạc không lời, khi có tín hiệu đèn đỏ tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, các quy định của Luật khác. Để người tham gia giao thông hiểu rõ luật đồng thời tránh gây nhàm chán, nội dung tuyên truyền được thay đổi theo từng tuần, tháng, quý, năm đảm bảo ngắn gọn, khái quát, dễ nhớ.

Tại Hà Tĩnh, từ ngày 7/8/2017, Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh đã triển khai hệ thống phát thanh “Ngày mới với an toàn giao thông”. Theo đó, 262 cơ sở đoàn các phường, xã sẽ thực hiện chương trình truyền thanh vào khung giờ từ 6h-7h sáng mỗi ngày. Những vấn đề hết sức thiết thực liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân như khi đi mô tô, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm; không chở quá số người quy định; không lái xe sau khi uống rượu bia; không phóng nhanh vượt ẩu… được tuyên truyền thường xuyên trên các chương trình truyền thanh này. Với cách truyền tải thông điệp về an toàn giao thông dễ nhớ, dễ hiểu, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh hy vọng chương trình sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân.

Còn tại Hà Giang, hơn 1 năm nay, UBND thành phố Hà Giang đã giao cho Đài Truyền thanh truyền hình thành phố thực hiện lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây tại các nút giao thông nhằm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến người tham gia giao thông. Hàng ngày, Đài Truyền thanh truyền hình thành phố sẽ phát 3 bản tin ATGT vào các giờ cao điểm. Nội dung các bản tin tập trung vào phổ biến các quy định của pháp luật, chủ trương của thành phố cũng như các biện pháp đảm bảo ATGT, bước đầu nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của người dân.

Với lợi thế truyền tin nhanh, kịp thời; chủ động về thời gian, nội dung, tác động trực tiếp, thiết thực đến đối tượng thụ hưởng, tiết kiệm về chi phí, việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh đã được nhiều địa phương khai thác, vận hành mang lại nhiều hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì nơi này, nơi khác vẫn chưa tận dụng hết thế mạnh của hệ thống truyền thanh dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí.

Có nơi có sử dụng nhưng chưa hiệu quả vì không chủ động đổi mới, nội dung, hình thức, gây nhàm chán, thậm chí “làm phiền” người nghe khi phát vào những khung giờ không hợp lý. Do đó, để sử dụng hệ thống truyền thanh một cách hữu ích cần quan tâm, đầu tư thêm kinh phí, lựa chọn và bồi dưỡng cho những người làm công tác này. Bên cạnh đó, cần xem xét, đánh giá các mô hình hiệu quả để khuyến khích, nhân rộng. 

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.