Tương truyền về tượng Phật khổng lồ từng 4 lần rơi lệ

(PLO) - Theo tương truyền, bức tượng Phật khổng lồ này từng 4 lần rơi lệ với đôi mắt nhắm lại.

Một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất tại Trung Quốc phải kể tới di tích Lạc Sơn Đại Phật nằm ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Đây là bức tượng Phật Di Lặc được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nơi nằm ở điểm hợp lưu giữa 3 con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y.

Bức tượng Phật bằng đá cao hơn 70m, được xây dựng từ đời Đường, vẫn giữ nguyên vẻ tinh sảo dù trải qua gần 1000 năm lịch sử.

Theo tài liệu ghi lại, việc khởi công tạc Tượng bắt đầu từ năm 713 do một nhà sư là Hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Vị Hòa thượng hi vọng, bức tượng Phật sẽ giúp nước sông trở nên hiền hòa hơn, tạo điều kiện thuận lợi để tàu bè đi lại. Công trình được hoàn thành sau gần 90 năm, nhờ sự giúp sức của các vị môn đồ.

Đây là một pho tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Đầu tượng cao 15m, chỉ riêng phần lông mày của tượng Phật dài tới 5.5m. Thậm chí, cả 100 nhà sư có thể cùng ngồi vừa lên một bàn chân của Đức Phật.

Điều khiến du khách kinh ngạc không chỉ bởi sự hoành tráng của pho tượng, từng chi tiết nhỏ trên công trình cũng được chạm khắc rất tỷ mỉ công phu. Đặc biệt phần mái tóc của tượng Phật được chạm với 1021 lọn tóc xoắn ốc rất chi tiết. Tượng Phật được khắc họa với khuôn miệng mỉm cười từ vi, ngồi ở tư thế khoan thai đặt hai tay lên đầu gối còn đôi mắt hiền từ nhìn xuống dòng sông phía trước.

Sử sách Trung Quốc từng ghi lại khoảnh khắc 4 lần tượng Phật nhắm mắt và nhỏ lệ
Sử sách Trung Quốc từng ghi lại khoảnh khắc 4 lần tượng Phật nhắm mắt và nhỏ lệ

Phía sau công trình tôn giáo đáng kinh ngạc này còn lưu truyền những câu chuyện tâm linh bí ẩn, vẫn được truyền tụng cho tới ngày nay. Một vài lần trong lịch sử, người ta tin rằng đã nhìn thấy Đức Phật chảy lệ với đôi mắt nhắm lại.

Trong đó, khoảnh khắc “Phật khóc” được mô tả rõ nhất vào năm 1976 vào thời điểm trận động đất Đường Sơn xảy ra, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Tiếp đó tới tháng 7/1994, bức tượng Phật lại một lần thể hiện “sự đau buồn”. Những vị khách có mặt bên bức tượng thời điểm đó chứng kiến hiện tượng này đã kể lại.

Người dân Trung Quốc xếp hàng dài vào thăm viếng tượng Phật trong ngày đầu năm
Người dân Trung Quốc xếp hàng dài vào thăm viếng tượng Phật trong ngày đầu năm

Tuy chỉ là những câu chuyện tương truyền mang yếu tố tâm linh, nhưng càng khiến công trình tôn giáo này thêm phần thần bí. Nhiều người vẫn tin vào điều này, dù việc xác thực tới nay chưa rõ ràng.

Năm 1996, phong cảnh xung quanh Nga Mi Sơn bao gồm cả Lạc Sơn Đại Phật được UNESCO liệt kê trong danh sách Di sản Thế giới. Khu di tích hiện đón hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Đọc thêm

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.