Tướng tình báo… xây thủy điện

Ông Võ Văn Kiệt (bìa phải) trực tiếp khảo sát địa điểm xây dựng công trình thủy điện Trị An.
Ông Võ Văn Kiệt (bìa phải) trực tiếp khảo sát địa điểm xây dựng công trình thủy điện Trị An.
(PLO) - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí Trần Văn Danh là Phó Chủ tịch Ủy ban quân quản, Phó Tư lệnh Quân khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự thành phố Sài Gòn - Gia Định, Chỉ huy trưởng lực lượng Thanh niên Xung phong, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Từ năm 1977, đồng chí đảm nhiệm Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. 

Là một nhà tình báo, ông luôn coi trọng mọi hồ sơ tài liệu và nhân lúc phân loại các hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn để lại, ông bắt gặp sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An. Chưa biết trong ấy họ nói gì nhưng chắc chắn đó là điều mà xã hội đòi hỏi cấp thiết. 

“Nhặt được” đồ án thủy điện

Thời điểm này, các tỉnh phía Nam trong đó có TP Hồ Chí Minh đang thiếu điện trầm trọng. Điện ưu tiên cho sản xuất cũng hẫng hụt, nhiều hoạt động khác phải ngưng trễ; còn điện sinh hoạt thì cực kỳ khó khăn. 

Ba Trần kể lại: “Gặp được bản đồ án thiết kế ấy, tôi mừng không sao tả xiết. Ý nghĩ vụt sáng trong tôi: Cần phải xây dựng thủy điện Trị An”. Mừng, nhưng chưa dám nói bởi quy mô công trình lớn quá, đầu tư công của không đơn giản chút nào. Trong khi đất nước cực kỳ khó khăn, là một người lính chủ yếu quen trận mạc, khả năng kiến thức về xây dựng công trình tầm cỡ quốc gia đòi hỏi kỹ năng khoa học cao mới đủ lý luận và thực tiễn để thuyết phục... nhưng mỗi lần nghiên cứu, bản đồ án như có sức ma lực thu hút tâm trí ông.

Cần phải đề xuất chính kiến của mình càng sớm càng hay, ông nghĩ thế và hơn nữa, chế độ cũ trước đây cũng có ý đồ làm hệ thống công trình thủy điện thượng nguồn sông Đồng Nai rồi kia mà. Họ còn chia làm nhiều hạng mục và cả đập thủy điện Sông Hinh ngoài Bình Thuận. Tuy nhiên, thủy điện Đồng Nai 1 - tức khu vực công trình Trị An  -có tính khả thi hơn cả song vì chiến tranh, đập lại nằm sâu trong chiến khu D do ta kiểm soát, nên họ chưa triển khai được.

Tại Hội nghị Thành ủy TP Hồ Chí Minh năm 1984, ông trình bày luận điểm của mình và nhận được sự nhất trí cao. Đặc biệt đồng chí Võ Văn Kiệt - Bí thư Thành ủy - rất phấn chấn, nói trước cuộc họp: “Để tôi ra Hà Nội báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị và Chính phủ. Nếu được chấp thuận thì đưa anh đi nghiên cứu có được không?”

Ba Trần trả lời anh Sáu: “Cái đó tùy trên định liệu, nếu được tôi sẵn sàng”. Và sau chuyến ra Hà Nội của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, Trung ương và Chính phủ đã đồng ý căn bản đề nghị của TP Hồ Chí Minh, xây dựng thủy điện Trị An. Nhưng việc tìm “thuyền trưởng” cho “con tàu” thế kỷ này làm cả thành phố cũng như Trung ương đau đầu. 

Chuyên trách … xây thủy điện

Tướng Ba Trần kể: “Anh Sáu gặp tôi gợi ý: “Thành ủy và UBND TP rà soát để cử người chủ trì công trình mà chưa tìm được ai, ngoài Trung ương cũng chưa chọn được ai. Anh nên làm anh Ba à. Tôi tin tưởng anh sẽ làm được, anh trực tiếp chỉ đạo luôn, chúng tôi sẽ cùng sát cánh và cả Trung ương, Chính phủ hỗ trợ tối đa, anh cứ yên tâm đi”. Sau đó ít lâu, ông được Trung ương, Chính phủ điều sang làm Thứ trưởng Bộ Điện lực kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An. 

Giữa năm 1984, khi Nhà nước có quyết định làm công trình lịch sử này, trong lúc chờ các đoàn chuyên gia Liên Xô và các nhà khoa học Việt Nam phối hợp khảo sát để có bản luận chứng kinh tế kỹ thuật toàn bộ công trình, thì ngay từ năm 1983, quân dân Đồng Nai, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, hàng vạn lượt người đã vào cuộc, khai thác củi, gỗ tận dụng để dọn sạch với một diện tích trên 32.000 héc-ta lòng hồ. Số ngày công bỏ ra ấy tính chi trả phải tốn trên một chục triệu đô la mà Nhà nước không phải tổn phí.

Thiếu tướng Trần Văn Danh, tức Ba Trần

Thiếu tướng Trần Văn Danh, tức Ba Trần

“Vào thời điểm 1984, đời sống cán bộ, bộ đội và nhân dân ta rất khó khăn, lương thực thực phẩm là vấn đề chiến lược. Suy nghĩ để có một khối lượng lương thực cực kỳ lớn cung cấp cho hàng vạn lượt lao động là một bài toán không đơn giản chút nào. Nhiều đêm suy nghĩ, tôi nhớ lại lời răn dạy giản dị nhưng sâu sắc một thời “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Lời dạy bảo ấy trở thành chân lý không phải trong đấu tranh gian khổ trước đây, mà trong xây dựng hòa bình cũng còn nguyên giá trị.

Thế rồi tôi lên kế hoạch, cùng một số đồng chí trực tiếp đi vận động 13 tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh, làm việc với lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đi tới đâu đều được sự đồng tình hưởng ứng rất cao. Họ cổ vũ tôi: Hội đồng Bộ trưởng đã có văn bản chỉ đạo, đây là công trình trọng điểm phía Nam thời kỳ công nghiệp hóa nước nhà, nên chúng tôi sẵn sàng. Thế là ý Đảng, lòng dân gặp nhau. Thật cảm kích, mặc dầu cuộc sống vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh còn trăm bề thiếu thốn. Thế mà tin yêu Đảng, theo lời Đảng gọi, dân ủng hộ hết mình, với khẩu hiệu “Tất cả cho Trị An”, “Tất cả vì dòng điện sáng ngày mai của Tổ quốc thân yêu”. Và cũng từ đây tôi nghĩ ra như là một phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hoặc “ăn no, đánh mạnh” hay “chất lượng, chất lượng và chất lượng”…

Thế là khi đã khơi dậy được lòng dân trên cơ sở tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ của các địa phương, nguồn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu khác dần dần được điều động phục vụ đắc lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân trên công trình. Những ai đã từng có mặt vào thời điểm hết sức sôi động đó, mới thấy sức mạnh của nhân dân ta.

“Đúng là vui như ngày hội. Không hiểu sao công việc ngập đầu, phải làm việc tới 12 giờ/ngày kéo dài nhiều đợt như vậy mà tôi vẫn thấy khỏe như khi còn trai tráng. Ngay khoản lương thực, thực phẩm huy động trong dân và mua với giá chỉ đạo để phục vụ công trình từ ngày khởi công đến khi kết thúc tới 8 năm liên tục lên tới gần 50 tỷ đồng, chưa kể số lượng các địa phương tổ chức. Quá trình xây dựng, các thế lực thù địch và bọn phản động trong nước chưa chịu cải tạo nào có để cho ta yên, chúng rắp tâm phá hoại. Hai lần chúng ra tay, nhưng đều bại lộ do ta đề cao cảnh giác. Một lực lượng quân đội, công an, trinh sát, tình báo được bố trí chặt chẽ, vì vậy mọi mưu đồ của chúng đều bị chặn đứng. Thế mới thấy sản xuất gắn liền với bảo vệ vừa là phương châm trở thành nguyên tắc không thể coi thường trong bất cứ lúc nào”. 

Anh hùng Lao động

“Để có một công trình mang tầm thế kỷ, đánh thức vùng Chiến khu D rộng lớn như thủy điện Trị An, phải huy động tới ba chục triệu ca công, trong đó có tới hai mươi ngàn thợ làm 3 ca liên tục, thực hiện trong khoảng 8 năm từ 1983-1990, khi các tổ máy đã bắt đầu vận hành. Tổng chi phí đầu tư cho toàn bộ công trình lên đến 200 triệu USD.

Để có dòng điện sáng khởi nguồn từ chinh phục dòng thác Trị An, nơi rừng xanh nước biếc, một thời đầy bom đạn ấy, không chỉ đổ mồ hôi, công sức của triệu triệu con người, thắm đượm nghĩa tình bè bạn mà còn đổ cả máu. Trên một trăm nhân công cùng một số cán bộ đã vĩnh viễn nằm xuống vì sốt rét ác tính, tai nạn rủi ro và vì cả những quả mìn còn sót lại phát nổ”. Kể đến đây giọng ông như lắng lại, mắt ngấn lệ chực trào ra. Ông khuyên tất cả chúng ta, dù cuộc sống có chút may mắn được khá giả hoặc tạm thời khó khăn, túng thiếu, cũng không cho phép được quên họ - những người đã ngã xuống vì nguồn điện, vì cuộc sống tốt đẹp hôm nay.

Sự ra đời của công trình thủy điện Trị An là thành quả lao động tập thể, sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ, sự đồng tâm hiệp lực của quân, dân các tỉnh thành Nam Bộ, sự giúp đỡ tận tình vô tư của bạn bè quốc tế… Nhưng trong đó phải ghi nhận vai trò, trách nhiệm, tài năng và trí tuệ của Trưởng ban chỉ đạo xây dựng công trình - lão tướng Trần Văn Danh. Với thành tích đặc biệt xuất sắc ấy, năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phong tặng đồng chí danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động.

Tướng Ba Trần còn được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý khác. Khi ông đón nhận Huân chương Độc lập, một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng nói vui: “Huân chương Độc lập hạng nhất là Nhà nước tặng anh trong nghề tình báo đấy”. Ông cười vui, dù rất khiêm tốn song vẫn cảm thấy mình thật hạnh phúc: “Đồng Nai không phải là nơi chôn rau cắt rún, song Biên Hòa - Đồng Nai với tôi xiết bao gắn bó nghĩa tình. Các cụ xưa nói, một ngày nên duyên kia mà, huống chi bản thân tôi qua hai thời kỳ gắn bó với mảnh đất này không đằm thắm, tri ân sao đặng”-  tướng Ba Trần tâm sự.

Năm 2005, trước ngày cả nước và TP Hồ Chí Minh náo nức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, tướng Ba Trần thanh thản ra đi, về cõi vĩnh hằng…./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...