Tương lai của ngành lúa gạo: Vì sao VFA bị yêu cầu phải cải tổ?

Ngành lúa gạo khó vươn lên trong cơ chế dẫn dắt cũ kỹ và không còn phù hợp của VFA? (Ảnh minh họa)
Ngành lúa gạo khó vươn lên trong cơ chế dẫn dắt cũ kỹ và không còn phù hợp của VFA? (Ảnh minh họa)
(PLO) - Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) điểm yếu lớn nhất trong ngành gạo Việt Nam hiện nay chính là sự trì trệ, kém hiệu quả đến mức đang cản trở sự phát triển ngành hàng này của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). 

Theo báo cáo “Đánh giá vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đối với ngành lúa gạo và đề xuất các biện pháp cải tổ Hiệp hội” vừa được công bố,  dù ngành nông nghiệp Việt Nam đang đạt những kết quả rõ rệt của một nền sản xuất hàng hóa vận hành theo quy luật thị trường nhưng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo còn tồn tại nhiều điểm yếu, đặc biệt là về thể chế dưới sự dẫn dắt của VFA đang dẫn đến sự tụt hậu trong việc tổ chức chuỗi giá trị lúa gạo so với tiến triển thị trường. 

Hiệp hội của các “ông lớn”

Nghiên cứu chỉ ra, mặc dù VFA là một hiệp hội được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, nhưng vị trí Chủ tịch hiệp hội vẫn do Bộ Công Thương phê chuẩn và thường vị trí này do lãnh đạo Vinafood I và Vinafood II thay nhau đảm nhận. 

Nhiều mâu thuẫn nội bộ bùng phát xuất phát từ sự thiếu minh bạch và tự nguyện trong bầu cử lãnh đạo. Khối DN tư nhân, mặc dù có động lực lớn trong đổi mới cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành, nhưng thành viên Ban chấp hành chủ yếu là các DN nhà nước là thành viên của Vinafood II, nên các cuộc họp bầu hay bãi nhiệm vị trí chủ tịch, dù được tiến hành đúng nguyên tắc hay không đều sẽ có lợi cho khối DN nhà nước. 

Vì thế, VFA được cho chỉ là hiệp hội của DN xuất khẩu và chỉ đại diện cho quyền lợi của DN lớn. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR, một trong những rào cản lớn nhất đối với việc gia nhập VFA hiện nay đo là điều kiện “phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ”, trong trường hợp này là Nghị định 109 quy định tiêu chuẩn thương nhân xuất khẩu gạo dựa trên quy mô sản xuất và địa bàn hoạt động.

Nhiều DN quy mô nhỏ, đang phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao lại không đủ điều kiện trở thành thành viên của Hiệp hội. “Như vậy, mặc dù VFA có tên đầy đủ là Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhưng không những không bao phủ tới nông dân, thương nhân trung gian, mà còn không đại diện cho quảng đại cộng đồng DN đang hoạt động trong ngành gạo” - TS. Thành lo ngại. 

Nghiên cứu của VEPR còn cho thấy, VFA không có giá trị định hướng trong chiến lược phát triển thị trường và liên kết năng động của khối DN tư nhân; đồng thời thất bại trong vai trò dẫn dắt khối DN nhà nước thu hẹp khoảng cách về năng lực phát triển thị trường và liên kết với khối DN tư nhân.

“Tư duy thị trường của Hiệp hội xuất phát từ việc lãnh đạo DN nhà nước kiêm nhiệm lãnh đạo VFA, trong khi khối DN nhà nước đang tụt hậu so với khối DN tư nhân cả về năng lực phát triển thị trường và năng lực liên kết sản xuất” - TS.Thành nhận định. 

Đã cũ kỹ và cần cải tổ?

Một trong những đánh giá đáng chú ý của nhóm nghiên cứu khi cho rằng, hai vấn đề nổi bật nhất trong mối quan hệ giữa VFA với thị trường hiện nay là giá sàn xuất khẩu gạo và sự nổi lên của thị trường Trung Quốc. 

Theo Nghị định 109, VFA được giao nhiệm vụ công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc ký kết và đăng ký hợp đồng xuất khẩu. Quyền lực xác định và công bố giá sàn của VFA “tình cờ” có tác động đặc biệt lớn khi Vinafood I và Vinafood II ký kết các hợp đồng tập trung và cạnh tranh giá khốc liệt trên thị trường quốc tế. 

VEPR khẳng định, kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam đều cho thấy chính sách giá sàn đã không còn phù hợp để giải quyết thất bại thị trường. Sự nổi lên của thị trường Trung Quốc đối với ngành hàng lúa gạo gần đây đang khiến mối quan hệ, hay chính xác là quyền lực của VFA với thị trường đang trở nên yếu hơn trước.

TS.Thành nói rằng, những triết lý dẫn dắt của VFA đối với ngành hàng lúa gạo đang trở nên cũ kỹ và lỗi thời. VFA đã không còn là sân chơi của riêng các tổng công ty nhà nước. Sự lớn mạnh của khối các DN tư nhân và sự thay đổi căn bản về thị trường đòi hỏi VFA cần có những sự thay đổi sâu rộng về mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự lẫn vai trò, chức năng và nhiệm vụ để đáp ứng nhu cầu của sự thay đổi.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo cùng đồng tình nhận định, bối cảnh phát triển nội tại và khách quan của ngành lúa gạo đang đặt ra yêu cầu thay đổi về căn bản tư duy và cách tiếp cận khung phát triển chính sách. 

Trong ngắn hạn, Chính phủ đẩy nhanh quá trình ban hành Nghị định sửa đổi hoặc  thay thế triệt để Nghị định 109, qua đó xóa bỏ các đặc quyền mà VFA đang được trao theo Nghị định 109. Thay thế chính sách mua, tạm trữ lúa gạo trước đây bằng kỷ luật xuất khẩu gắn với các điều khoản ưu đãi tín dụng vào chính sách hỗ trợ liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo và các dự án đầu tư cơ sở hạ tâng, công nghệ cao. Chấm dứt can thiệp hành chính vào tổ chức thể chế của Hiệp hội. 

Trong dài hạn, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hội, hiệp hội, làm cơ sở cho việc thể chế hoá mối quan hệ phối hợp giữa Hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam. Phân vai rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm giữa Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội.

“Đảm bảo nguyên tắc Chính phủ chủ động thiết kế thể chế tốt, không làm thay thị trường và siết chặt kỷ cương. Chủ động xây dựng các kịch bản đối phó và hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu mà ngành lúa gạo sẽ là ngành trực tiếp chịu ảnh hưởng và có thể đặt ra các thách thức mới về an ninh lương thực trong dài hạn mà không bộ, ngành, hiệp hội hoặc tổ chức tư nhân nào có đủ năng lực giải quyết” - VEPR khuyến nghị.

Không đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp

“Nhiều DN quy mô nhỏ, đang phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao lại không đủ điều kiện trở thành thành viên của VFA. Như vậy, mặc dù VFA có tên đầy đủ là Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhưng không những không bao phủ tới nông dân, thương nhân trung gian, mà còn không đại diện cho quảng đại cộng đồng DN đang hoạt động trong ngành gạo” - Báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...