Từ vụ tự phong 'giáo sư âm nhạc' Ngọc Sơn : Làng giải trí Việt đang thiếu tiêu chí đánh giá?

Ngọc Sơn và mẹ nhận bằng khen có dòng giới thiệu là "giáo sư âm nhạc".
Ngọc Sơn và mẹ nhận bằng khen có dòng giới thiệu là "giáo sư âm nhạc".
(PLO) - Chuyện Ngọc Sơn được phong và tự phong chức “giáo sư âm nhạc” đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của dư luận thời gian này. Thực ra, đây cũng chỉ là một sự việc tiêu biểu đại diện cho câu chuyện tự vinh danh mình và nhận vơ danh hiệu vốn đã diễn ra không ít trong làng giải trí. Phải chăng làng giải trí Việt đang cần một tiêu chí đánh giá chuẩn xác?

Phong giáo sư dựa trên… hồ sơ tự khai

Tấm bằng khen phong cho Ngọc Sơn danh hiệu “giáo sư âm nhạc” không phải tự nhiên mà lan truyền trong công chúng. Chính Ngọc Sơn đã công khai đem tặng cho mẹ mình nhân ngày sinh nhật và ê kíp truyền thông của anh cũng thông báo rộng rãi về danh hiệu này, tự hào chia sẻ rằng Ngọc Sơn là người đầu tiên tại Việt Nam được phong tặng “giáo sư âm nhạc”. Điều Ngọc Sơn nói không sai, bởi theo những chuyên gia học thuật về âm nhạc thì tại Việt Nam chưa có một danh hiệu nào mang tên “giáo sư âm nhạc”. Nhưng, nếu nói đến chuyện người tài, có cống hiến, được Nhà nước phong hàm giáo sư, thì Việt Nam đã có NSND Trung Kiên được vinh danh từ nhiều năm trước và nhiều học hàm phó giáo sư cho những nghệ sĩ tài đức khác.

Đem Ngọc Sơn ra so với các nghệ sĩ lớn ấy, có lẽ là khá khập khễnh và đó cũng chỉ là ví dụ vui để chứng minh cho cái sự “thiếu hiểu biết” của Ngọc Sơn và ê kíp của anh. Câu chuyện “tự phong hàm” này như một trò đùa, khi mà cả hai bên phong và tự phong đẩy trách nhiệm qua lại cho nhau. Ngọc Sơn thì bảo anh “vinh dự khi được Nhà nước ghi nhận với danh hiệu này vì có những hoạt động xuất sắc trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Việt Nam”.

Còn về phía đơn vị trao tặng danh hiệu “giáo sư” cho Ngọc Sơn, vị đại diện Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam lại phân trần, danh hiệu được ghi trên bằng khen là do trong hồ sơ xét duyệt, Ngọc Sơn đã tự ghi mình là giáo sư. Vị đại diện Hội này còn có một phát ngôn hết sức lạ lùng: “Anh ấy khai thế nào thì chúng tôi ghi thế thôi, người ta chịu trách nhiệm chứ liên quan đến chúng tôi đâu. Nếu anh ấy đúng thì chúng tôi để, còn nếu không thì chúng tôi xóa cái đấy đi thôi (!)”.

Ngọc Sơn là một trường hợp tự phong khá độc đáo với danh hiệu “chót vót”, nhưng không phải là duy nhất trong làng giải trí Việt. Được biết, ở nhiệm kì đầu của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, vị Phó Chủ tịch Hội chính là… diễn viên Lý Nhã Kỳ. Lý Nhã Kỳ trong giới showbiz Việt vốn không hề xa lạ với các chiêu trò tự phong, làm quá, làm nổi. Hầu hết những lần xuất hiện đình đám của Lý Nhã Kỳ đều cùng với những danh hiệu nghe rất kêu, ví dụ như “công chúa châu Á” (danh hiệu sắc phong của một tù trưởng hòn đảo nhỏ tại Philippines).

Mới đây nhất, nữ diễn viên đã có một màn tự nhận khá tai tiếng khi tự in hình mình trên băng rôn quảng bá điện ảnh Việt tại liên hoan phim Cannes (do cô tài trợ) với dòng chữ: Lý Nhã Kỳ - The new voice of Vietnam” (Tiếng nói mới của Việt Nam). Hình ảnh và nội dung tự nhận này đã gây nhầm lẫn trong việc quảng bá hình ảnh điện ảnh Việt tại một liên hoan phim quốc tế, khiến dư luận trong nước bức xúc.

Rầm rộ danh xưng và thói sĩ diện hão

Chưa đến mức làm bằng khen hay in băng rôn quảng bá tận quốc tế, nhưng các trường hợp được phong và tự phong các danh hiệu vô tội vạ trong showbiz Việt còn rất nhiều. Những biệt danh như “ông hoàng ca nhạc”, “nữ hoàng giải trí”, “công chúa điện ảnh”, “nữ hoàng nội y” được gán một cách vô tư, rầm rộ cho các nghệ sĩ lớn bé, chưa qua một sự ghi nhận chính thức nào và hầu hết cũng xuất phát từ ê kíp truyền thông của chính các nghệ sĩ ấy tự phong và tự tung ra dư luận.

Ngay cả trong làng nhạc, các danh xưng “diva, divo” cũng đã trở thành đề tài tranh cãi trong nhiều năm qua. Tiêu chuẩn nào để có thể được gọi là diva hay divo chưa ai đưa ra cụ thể, nhưng các diva và divo tự phong của Việt Nam thì không thiếu, trong đó có cả những người tài năng chỉ có hạn. Trong khi đó, với các nước, những danh hiệu này là cách gọi rất trân trọng, đề cao và ghi nhận sự cống hiến cũng như tài năng lớn của nghệ sĩ và không dễ nhận, đừng nói đến chuyện gọi tràn lan như ở Việt Nam.

Quay lại với tấm bằng “giáo sư âm nhạc” của Ngọc Sơn. Ngọc Sơn vốn là một ca sĩ dòng nhạc bolero, có năng lực, giọng hát chất lượng và tuổi nghề khá có thâm niên. Nhưng cái tài của anh mới chỉ có thể đóng khung trong chuyện hát - giải trí, còn nói đến trình độ lý luận âm nhạc và học thuật thì còn xa lắm. Nếu như Ngọc Sơn dừng lại ở nick name “ông hoàng Bolero”, đi hát hay làm giám khảo thì không có vấn đề gì, anh vẫn được nhiều khán giả hâm mộ, cảm mến.

Tuy nhiên, chuyện “giáo sư âm nhạc” thì đã vượt quá sức “chịu đựng” của công chúng, Ngọc Sơn nhận không ít gạch đá dành cho mình. Đó là cái giá phải trả cho trò lố tự phong danh hiệu vượt quá xa so với năng lực và đẳng cấp của mình. Trừ trường hợp, Ngọc Sơn biết hậu quả mà vẫn làm nhằm dùng chiêu trò lăng xê bản thân.

Chuyện của Ngọc Sơn gần như đã trở thành một trò lố, một lát cắt tiêu biểu cho vấn đề loạn danh hiệu, mua bán danh hiệu, tự phong danh hiệu ở Việt Nam. Chừng nào thói sĩ diễn hão, lối sống ảo tưởng bản thân vẫn còn, thì trò lố ấy vẫn còn tồn tại, bất chấp thực tế và thực lực. Hay nói cách khác, đã đến lúc làng giải trí Việt cần có sự điều chỉnh từ cơ quan chức năng để không bị mang tiếng với bạn bè quốc tế rằng showbiz Việt Nam quá nhiều chiêu trò “một tấc đến giời” mà thiếu thực lực, tài năng thực sự. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.