Bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực ngân hàng gồm những tài liệu gì?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 2182/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm: Phương án, kế hoạch phát hành loại tiền mới chưa công khai; Đề án, kế hoạch đổi tiền và kết quả thu đổi tiền chưa công khai; Đề án, phương án và kế hoạch thiết kế, chế bản mẫu tiền chưa công khai.

Ngoài ra, Quyết định 2182/QĐ-TTg còn quy định Bí mật nhà nước độ Tối mật trong lĩnh vực ngân hàng gồm có: Mẫu thiết kế tiền và giấy tờ có giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa công khai; tập tin thiết kế của mẫu thiết kế tiền và giấy tờ có giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Bản in, bản khắc, phim, khuôn đúc, khuôn dập của tiền và giấy tờ có giá; tập tin chế tạo bản in, bản khắc, phim, khuôn đúc, khuôn dập của tiền và giấy tờ có giá; Mẫu in thử, đúc thử, đập thử của tiền và giấy tờ có giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 

Công thức mực in tiền; thông số kỹ thuật mực in tiền chưa công khai; thông số kỹ thuật trong quá trình chế tạo bản in, khuôn đúc, khuôn dập của tiền và giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát hành; Các quy định về chất lượng, thông số kỹ thuật trong quá trình in, đúc, dập tiền và giấy tờ có giá do NHNN phát hành;  Khóa an toàn, thông số kỹ thuật, yếu tố chống giả đặc biệt của tiền, giấy tờ có giá do NHNN phát hành. 

Trong khi đó Bí mật nhà nước độ Mật được quy định gồm:  Phương án điều hành công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN chưa đưa vào triển khai; Số liệu tổng lượng tiền cung ứng của NHNN chưa công khai;  Nơi lưu giữ vàng vật chất thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước ở trong nước;  Báo cáo tự kiểm tra về hoạt động an toàn kho quỹ của các đơn vị thuộc NHNN: Báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo kết quả giám sát của NHNN về hoạt động an toàn kho quỹ và quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước: Biên bản kiểm tra tình hình quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước của NHNN.

Bí mật nhà nước độ Mật còn có: Số liệu tuyệt đối về tổng thu, tổng chi, bội thu, bội chi tiền mặt của hệ thống NHNN;  Số lượng tiền in, đúc và tiền phát hành;  Văn bản quy định ký hiệu bằng chữ và số các loại tiền và các giấy tờ có giá;  Kế hoạch điều chuyển, lệnh điều chuyển tiền, lịch trình vận chuyển, điện báo vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá (ngày, giờ xuất phát, địa điểm đi, đến, tuyến đường, loại phương tiện, khối lượng, giá trị, loại tài sản) chưa thực hiện của NHNN; 

Số liệu về xuất, nhập, tồn quỹ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của quỹ Dự trữ phát hành: số liệu về xuất kho, nhập kho tiền tiêu hủy, kế hoạch tiêu hủy tiền: báo cáo kết quả tiêu hủy tiền; Kế hoạch mua sắm giấy in tiền, mực in tiền, khuôn đúc dập tiền, phôi đúc dập tiền; tài liệu về cấp vần seri để in tiền;  Hồ sơ thiết kế, địa điểm, phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn của: cơ sở in, đúc tiền: kho tiền trung ương, kho tiền khu vực, trung tâm xử lý tiền kiêm kho tiền của NHNN; 

Số liệu tuyệt đối về số lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước;  Báo cáo kiểm tra của NHNN có nội dung liên quan đến số liệu in, đúc tiền đối với các cơ sở in, đúc tiền;  Báo cáo tài chính của Nhà máy in tiền Quốc gia; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn tài sản của NHNN tại các Kho tiền Trung ương;  Báo cáo giám sát tài chính của NHNN đối với Nhà máy in tiền Quốc gia. 

Đáng chú ý, tài liệu Nhà nước độ mật Quyết định 2182/QĐ-TTg còn quy định: Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và 5 năm của Nhà máy in tiền Quốc gia; Bảng cân đối tài khoản kế toán, bảng cân đối kế toán của NHNN;  Kết quả NHNN xếp hạng các tổ chức tín dụng hàng năm chưa công khai;  Thông tin, tài liệu, số liệu về mất, nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; 

Đề án cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng chưa công khai; văn bản của NHNN xin ý kiến các bộ, ngành và ý kiến của các bộ, ngành đối với nội dung Đề án cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng: văn bản của NHNN trình, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền về nội dung Đề án cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng;  Số tiền, thời hạn tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt, đề nghị gia hạn vay đặc biệt chưa công khai: số tiền, thời hạn tổ chức tín dụng vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt chưa công khai;  Thông tin giao dịch đáng ngờ do NHNN chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống rửa tiền: phòng, chống tài trợ khủng bố về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt…

Quyết định 2182/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 21/12/2020. Thống đốc NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định; Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.