Vận động, thuyết phục để nâng cao hiệu quả giao tài sản đã đấu giá thành

Bàn giao quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho những người mua trúng đấu giá để thi hành án.
Bàn giao quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho những người mua trúng đấu giá để thi hành án.
(PLO) - Trong những năm gần đây, “điểm nghẽn” trong công tác thi hành án tại các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) TP Hà Nội chủ yếu xuất phát từ án tín dụng, ngân hàng. Kết quả thực tế cho thấy, còn số lượng lớn vụ việc bán đấu giá thành nhưng không giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá, ảnh hưởng tới thời gian và kết quả thi hành án.

Trong 10 tháng công tác năm 2018 (từ ngày 1/10/2017 đến ngày 31/7/2018), các cơ quan THADS TP Hà Nội đã bán đấu giá thành 539 việc, tương ứng số tiền là 785.830.642.000 đồng; đã tổ chức giao xong 355 vụ việc với số tiền là 449.941.183.000 đồng; hủy kết quả bán đấu giá 19 vụ việc với số tiền là 24.897.564.000 đồng; còn 165 vụ việc chưa giao được tài sản tương ứng với số tiền 310.991.895.000 đồng.

Trong số việc chưa giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá, hầu hết nguyên nhân xuất phát từ sự chống đối quyết liệt của người phải thi hành án, người có tài sản bị xử lý, bán đấu giá. Nhiều vụ việc người có tài sản bị kê biên, xử lý, bán đấu giá là bên thứ ba bảo lãnh, thế chấp tài sản để cho người phải thi hành án vay nợ ngân hàng, vì tin tưởng người thân, bạn bè nên cho mượn tài sản để thế chấp.

Hoặc có trường hợp cần vay một số tiền nhỏ mà người có tài sản giao tài sản, thế chấp tài sản và bảo lãnh để cho người phải thi hành án vay ngân hàng số tiền lớn. Đến khi bị xử lý tài sản thế chấp, người bảo lãnh mới hiểu rõ về trách nhiệm bảo lãnh, bị xử lý kê biên, bán đấu giá, bị mất tài sản, nhất là tài sản nhà đất là gia tài lớn của cả gia đình, của nhiều thế hệ sinh sống, nhưng lại rất khó buộc trách nhiệm của người phải thi hành án, đã dẫn đến tâm lý hoang mang, bức xúc, chống đối quyết liệt, thậm chí manh động, để cản trở việc thi hành án, cản trở việc giao tài sản cho người mua trúng đấu giá.

Ngoài ra, việc chưa giao được tài sản cho người mua còn do thiếu sự đồng thuận của các cơ quan, chính quyền địa phương, còn tồn tại các quan điểm khác nhau về cách hiểu, áp dụng pháp luật, nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Từ đó dẫn đến việc tổ chức cưỡng chế bị gián đoạn, chưa thực hiện được, vụ việc bị tồn đọng, kéo dài.

Để khắc phục những khó khăn trên, đối với các vụ việc bán đấu giá nhiều lần không thành, chấp hành viên cần thực hiện giải pháp vận động người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, vận động thành viên trong gia đình, người thân của người phải thi hành án, của người có tài sản có bị kê biên, xử lý mua lại tài sản. Hoặc nhiều trường hợp người phải thi hành án, người có tài sản bị kê biên, xử lý và ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp, giải chấp tài sản, thỏa thuận miễn giảm nghĩa vụ trả tiền lãi. 

Đối với các vụ việc không giao được tài sản do người phải thi hành án, người có tài sản chống đối quyết liệt, cần chú trọng công tác vận động thuyết phục đương sự, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền, cơ quan, ban ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương để giải quyết dứt điểm vụ việc.

Tuy nhiên, yêu cầu cốt lõi và trọng tâm để giải quyết khó khăn này vẫn là chấp hành viên và cơ quan thi hành án phải thực hiện trình tự, thủ tục tổ chức thi hành án đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch tổ chức cưỡng chế thi hành án bài bản, chi tiết và quyết tâm tổ chức thi hành dứt điểm vụ việc.

Khi đã kiên trì vận động, thuyết phục, đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không có kết quả sẽ kiên quyết tổ chức cưỡng chế giao tài sản cho người mua theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự và của người mua được tài sản bán đấu giá. 

Đối với trường hợp không nhận được sự đồng thuận của chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá, cần tiếp tục thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành trong THADS, tranh thủ sự ủng hộ của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả, thẩm quyền, vai trò, vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung và về nghĩa vụ phối hợp của các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong THADS.

Cùng với đó, phải tranh thủ sự ủng hộ, nâng cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng cũng như hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án các cấp. Theo đó, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp, cơ quan thi hành án kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo THADS để Ban Chỉ đạo thực hiện việc chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, nhất là các cơ quan, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo thi hành án, thống nhất phối hợp tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật, bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực phải được thi hành, tổ chức thi hành dứt điểm vụ việc. 

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.