Thực thi nghiêm các biện pháp xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thực tiễn thi hành án hành chính (THAHC) hiện nay còn nhiều ngổn ngang, tình trạng bản án hành chính có hiệu lực nhưng không được thi hành hoặc thi hành không hiệu quả đã gây nên tâm lý bất an cho các bên. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm thi hành án của các nước trên thế giới là rất cần thiết để có thể rút ra kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế THAHC Việt Nam trong thời gian tới.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc nghiên cứu, đổi mới mô hình tổ chức thi hành án theo hướng tập trung, thống nhất là cần thiết bởi Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 (TTHC) đã có quy định cụ thể về THAHC (từ Điều 309 đến Điều 315).

Trong đó, bao gồm các nội dung như đối tượng thi hành án; trách nhiệm giải thích bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành; cách thức thi hành bản án, quyết định của Tòa án với các phương thức như: tự nguyện thi hành và nếu không tự nguyện thi hành; thời hạn yêu cầu Tòa án buộc thi hành; kiểm sát THAHC.

Điều 312 Luật TTHC quy định cụ thể việc “Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án theo quy định của pháp luật. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc THAHC theo quyết định của Tòa án”. 

Ngoài ra, Nghị định 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có quy định tương đối cụ thể chi tiết về các vấn đề liên quan đến THAHC.

Đặc biệt, Nghị định đã quy định chi tiết các loại trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, cơ quan chịu trách nhiệm THAHC mà không thi hành hoặc chậm trễ thi hành bao gồm: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc không thi hành có nguy cơ gây thiệt hại cho các đối tượng liên quan.

Dù đã có các quy định cụ thể nêu trên song thực tế việc THAHC vẫn chậm trễ hoặc có trường hợp không được thi hành. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là do nước ta vẫn có xu hướng khuyến khích tự nguyện thi hành án.

Nếu không tự nguyện, trong trường hợp phải xử lý trách nhiệm thì thẩm quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật là cơ quan hành chính hoặc cấp trên của cơ quan đó; nếu là trách nhiệm hình sự thì Bộ luật Hình sự chỉ quy định trách nhiệm của cá nhân. Do đó, việc thực thi các biện pháp xử lý trách nhiệm chưa thực sự nghiêm, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả THAHC.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại Pháp, tất cả các bên phải thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà không thể đưa ra bất kỳ lý do nào để lẩn tránh nghĩa vụ này. Có một số biện pháp THAHC được quy định trong luật của Pháp là: trao quyền cho Tòa án, trao quyền cho Cơ quan trung gian giải quyết khiếu nại, các biện pháp lập pháp. Trong đó, cơ chế Cơ quan trung gian giải quyết khiếu nại hoạt động khá hiệu quả trong thực tiễn.

Cụ thể, Cơ quan này được thành lập nhằm đưa ra cách giải quyết hợp lý đối với khiếu nại của công dân trong thời hạn ngắn hơn so với Tòa án hành chính, được trao quy chế độc lập và khá nhiều nhiệm vụ. Trong trường hợp không thực hiện quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, cơ quan này có thể buộc cơ quan liên quan phải thực hiện quyết định đó trong thời hạn do mình ấn định, nếu không thì việc không thi hành quyết định của tòa án được ghi nhận trong một báo cáo đặc biệt đăng trên công báo.

Còn Nhật Bản đã trao quyền xét xử hành chính cho Tòa án từ những năm đầu của thế kỷ 19. Theo đó, thẩm quyền của tòa hành chính được thay đổi theo kinh nghiệm của các nước châu Âu và sau này là Mỹ. Tuy nhiên, về thi hành bản án, quyết định của tòa hành chính, quan điểm của Nhật Bản là xác định trách nhiệm tự giác của cơ quan hành chính nhà nước – chủ thể phải thi hành án.

Còn Trung Quốc quy định nếu cơ quan phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án mà không thi hành thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ mà bị phạt nặng hay nhẹ. Hoặc theo kinh nghiệm của Australia,  trường hợp cố tình vi phạm có thể bị coi là khinh tội và áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ kinh nghiệm quốc tế, có thể rút ra bài học cho Việt Nam là ưu tiên tinh thần tự giác của chủ thể quản lý hành chính trên cơ sở chức năng của mình, tuy nhiên cần trao quyền cho Tòa án trong việc ra quyết định cưỡng chế THAHC. Như vậy, việc THAHC sẽ có hiệu quả cao hơn và đảm bảo tính nghiêm minh của các phán quyết của tòa án, góp phần bảo vệ một cách thực chất quyền con người, quyền công dân. 

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.