Thu hồi tiền trong các vụ tham nhũng chuyển biến tích cực

Thu hồi tiền trong các vụ tham nhũng chuyển biến tích cực
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2020, kết quả thi hành án (THA) về tiền và việc trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế có những chuyển biến tích cực, đã thi hành được hơn 7.746 tỷ đồng.

Chiều 29/5, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế 6 tháng năm 2020. Tham dự Hội nghị có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Trần Thị Phương Hoa.

Theo Báo cáo tại Hội nghị, tổng số vụ việc về kinh tế, tham nhũng nói chung tính từ 1/10/2019 – 31/3/2020 đã thi hành xong 1.679 việc với số tiền 7.746 tỷ 112 triệu đồng. Các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, tính đến hết ngày 31/3/2020, các cơ quan THADS địa phương đã tổ chức thi hành xong 15 vụ việc với số tiền 16.996 tỷ 924 triệu đồng. Trong số tiền đã thi hành xong thì số tiền án phí, tiền phạt, truy nộp sung công quỹ Nhà nước hơn 2.576 tỷ 679 triệu đồng. Số tiền bồi thường cho các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước hơn 13.449 tỷ 311 triệu đồng…

Như vậy, số tiền THA xong tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020, điều này phản ánh hiệu quả công tác chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS; các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm nhiều hơn tới việc kê biên, phong tỏa tài sản của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài ra, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đang tập trung chỉ đạo Tổng cục THADS và các cơ quan THADS tổ chức thi hành các vụ án có số tiền phải thi hành rất lớn, đã thụ lý trước đó: Phạm Công Danh giai đoạn 2, Hứa Thị Phấn, vụ Phan Văn Anh Vũ… Đến nay, một số vụ việc đã thi hành xong được một lượng tiền lớn: Ngân hàng xây dựng và Công ty Phương Trang tại TP HCM.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn mốt số tồn tại, hạn chế. Một số vụ việc, tài sản đã được tòa án kê biên để đảm bảo thi hành án nhưng chấp hành viên chưa kịp thời xử lý; số tài sản được cơ quan THADS xác minh, truy tìm được ít…

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên là do pháp luật về tố tụng hình sự, phòng, chống tham nhũng, phá sản và thẩm định giá, bán đấu giá còn khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Một số quy định còn có mâu thuẫn, chồng chéo với Luật THADS và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Ngoài ra, người phải THA là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ, kinh nghiệm, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đối phó ngay từ đầu khi thực hiện hành vi phạm tội. Họ chủ động xóa dấu vết, tiêu hủy giấy tờ, chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội, lợi dụng sơ hở của quy định pháp luật và hoạt động tố tụng để tẩu tán, che giấu, cất giấu tài sản ở nước ngoài hoặc chuyển nhượng, sang tên, tặng cho người khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải THA.

Đặc biệt, trong một số vụ việc phải THA, tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án ít nhưng số tiền phải thi hành rất lớn, điển hình là vụ việc thi hành án đối với Huỳnh Thị Huyền Như. Theo bản án của tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM, tổng số tiền bị cáo phải thi hành là gần 14.000 tỷ đồng, tuy nhiên, tổng tài sản đã kê biên, phong tỏa để đảm bảo THA chỉ có giá trị khoảng hơn 500 tỷ đồng, số còn lại khoảng 13.500 tỷ đồng đến nay chưa có điều kiện THA.

Để thực hiện tốt công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, trong thời gian tới, các cơ quan THA sẽ tập trung xử lý dứt điểm các tài sản đã được Tòa án kê biên để đảm bảo THA để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước; thực hiện quyết liệt công tác xác minh, truy tìm tài sản của người phải THA trong giai đoạn THA, nâng cao tỷ lệ thi hành về tiền trong các vụ án tham nhũng, kinh tế…

 

Phát biểu tổng kết Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Trần Thị Phương Hoa nhấn mạnh, để nâng cao hơn nữa kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế nói chung, cần tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao; Cần chỉ đạo, xử lý dứt điểm các tài sản không có vướng mắc; Định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đối với công tác bán đấu giá tài sản, quán triệt chỉ đạo các chấp hành viên thực hiện nghiêm việc đăng thông tin về việc bán đấu giá tài sản, giám sát chặt chẽ các tổ chức bán đấu giá. Lãnh đạo các Cục cần kiểm tra chặt chẽ quá trình THA, tránh sai phạm… 

Đọc thêm

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.