Nên bổ sung chế định tha tù trước hạn?

(PLO) - Miễn, giảm hình phạt là một chế định nhân đạo trong Bộ luật Hình sự (BLHS) có tác dụng khuyến khích người bị kết án tích cực cải tạo, lập công để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều quy định tại BLHS hiện hành đã bộc lộ bất cập…
Không có ràng buộc: dễ tái phạm
BLHS hiện hành quy định một số trường hợp miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng chưa chấp hành hình phạt. Hai điều kiện chủ yếu để được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt trong những trường hợp này là lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. 
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu hoàn thiện quy định của BLHS về hệ thống chế tài do một nhóm chuyên gia thực hiện thì “quy định này chỉ thích hợp đối với trường hợp người bị kết án bị mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”. 
Trong trường hợp lập công, mặc dù rất đáng khuyến khích và cũng thể hiện được phần nào quyết tâm, thiện chí và mong muốn của người bị kết án trong việc sửa chữa lỗi lầm và phục thiện, nhưng vấn đề mấu chốt là các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân gây nên hành vi phạm tội thì chưa giải quyết được. Nếu lập tức miễn ngay toàn bộ hình phạt cho người bị kết án thì mục đích của hình phạt chưa đạt được.
Bên cạnh đó, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù còn lại, hiện nay đều được tiến hành trên cơ sở không có ràng buộc gì đối với người bị kết án được trả tự do, quy định này có thể dẫn đến người phạm tội lại tiếp tục tái phạm.
Tương tự, quy định về miễn giảm hình phạt đối với người chưa thành niên cũng bộc lộ một số hạn chế. Đáng chú ý, người chưa thành niên lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, nếu không thỏa mãn hai điều kiện trên thì cũng không được xét giảm hoặc chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp. Điều này chưa thực sự hợp lý, đặc biệt trong trường hợp người chưa thành niên bị mắc bệnh hiểm nghèo, không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và việc giáo dục đối với họ không còn thực sự có ý nghĩa.
Mắc bệnh hiểm nghèo: đề xuất miễn chấp hành toàn bộ hình phạt
Nhóm chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới những “khiếm khuyết” nêu trên cần phải được khắc phục, sao cho việc miễn, giảm chế tài đối với người bị kết án, đặc biệt là đối với người chưa thành niên phải một mặt thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng kết thúc việc chấp hành chế tài để có thể làm lại từ đầu, nhưng mặt khác vẫn phải bảo đảm hiệu quả phục hồi, ngăn ngừa tái phạm một cách có hiệu quả. 
Do đó, nhóm chuyên gia đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 57, Điều 58 BLHS (về miễn chấp hành hình phạt và giảm mức hình phạt đã tuyên) theo hướng đối với trường hợp người bị kết án bị mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội nữa được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Còn đối với người bị kết án đã lập công thì được ưu tiên xét giảm ngay và với mức giảm cao hơn.
Đáng chú ý, nhóm chuyên gia đề xuất nghiên cứu bổ sung chế định tha tù trước hạn có điều kiện. Theo đó, người đang chấp hành hình phạt tù, nếu thỏa mãn một số yêu cầu như về thời hạn chấp hành án, cải tạo tốt và có nhiều tiến bộ thì được miễn chấp hành hình phạt tù còn lại với điều kiện là sau khi trả tự do, họ phải tuân thủ một số điều kiện như tuân thủ pháp luật, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân, trình diện cơ quan có thẩm quyền, không được đi khỏi nơi cư trú và phải tham gia một số chương trình dịch vụ xã hội … và bị giám sát trong một thời gian nhất định.
TS Nguyễn Mai Bộ - Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương - cho rằng, quy định chỉ miễn chấp hành hình phạt với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (quy định tại Khoản 1 Điều 57) là không công bằng với người đang tạm đình chỉ chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Người này cũng phải được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (Khoản 1 Điều 62).
Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Quốc Việt ủng hộ đề xuất bổ sung chế định tha tù trước thời hạn nhưng ông cho rằng “không phải tội phạm nào cũng được tha tù trước thời hạn, ví dụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay người có nhân thân xấu thì không nên tha trước thời hạn”.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị cần nghiên cứu thêm để đưa ra những cơ sở khoa học của vấn đề này, bởi lẽ các điều kiện ràng buộc sau khi trả tự do như Nhóm nghiên cứu đưa ra dường như khó thực hiện, khó kiểm soát và quan trọng là phải có chế tài xử lý nếu vi phạm.

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.