Năm 2020, Thi hành án dân sự tiếp tục hướng về cơ sở

Ngành THADS xác định tăng cường vận động, thuyết phục người dân chấp hành bản án
Ngành THADS xác định tăng cường vận động, thuyết phục người dân chấp hành bản án
(PLVN) - Tăng cường vận động, thuyết phục người dân chấp hành bản án, đưa vào những mô hình gần dân, chú trọng hướng về cơ sở là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của công tác THADS thời gian qua.

Về xã phường, vận động từng người dân

Long An là địa bàn trọng điểm về THADS với số lượng tiền và việc phải thi hành rất lớn. Trong điều kiện biên chế không tăng nhưng lượng án hàng năm vẫn ngày càng lớn thì đổi mới chỉ đạo điều hành để mang lại hiệu quả trong công tác THADS là việc làm được lãnh đạo Cục THADS coi trọng. 

Một trong những cách làm được Long An áp dụng hiệu quả là việc triển khai mô hình Tổ vận động tuyên truyền cấp xã phường. Thay vì tuyên truyền thông qua các hình thức truyền thống, tổ vận động sẽ làm việc trực tiếp tại cơ sở, thuyết phục người dân tự nguyện thi hành án để tiết kiệm chi phí, công sức. Lãnh đạo Cục THADS không những tiếp công dân tại Cục mà còn xuống tận cơ sở để tiếp công dân.

Cùng đó, các Chi cục cũng phát huy tính sáng tạo trong việc mở các đợt cao điểm tập trung THADS. Trong đợt cao điểm, Chấp hành viên cơ quan THADS trong toàn tỉnh đã tích cực xuống cơ sở phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan ban ngành liên quan, MTTQ và các đoàn thể tại địa phương, trưởng, phó các khu phố, khóm, ấp để xác minh, vận động THADS. 

Đến nay tại Long An, Ban chỉ đạo THADS được thành lập ở cấp tỉnh và 15/15 huyện, thị, thành phố, do Chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Hoạt động của Ban Chỉ đạo và từng thành viên Ban Chỉ đạo THADS từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố được củng cố, kiện toàn, có phân công các thành viên phụ trách địa bàn. Ban chỉ đạo THADS hoạt động hiệu quả, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án, phối hợp chặt chẽ trong công tác thi hành án dân sự, nhất là trong đợt cao điểm tập trung THADS.

Nhờ áp dụng nhiều giải pháp, đặc biệt là gần dân, năm 2019 Long An đã thi hành xong 17.653 việc, đạt tỷ lệ 74,72 % (so với chỉ tiêu được Quốc hội giao trên 73% thì vượt 1,72%). Về tiền: Đã thi hành xong 1.119.281.615.000 đồng, đạt tỷ lệ 36% (so với chỉ tiêu được Quốc hội giao trên 33% thì vượt 3%).

Tương tự tại Sóc Trăng, cách đây khoảng ba năm đã triển khai mô hình Tổ vận động THADS, xuất phát từ đề xuất của Cục THADS về việc làm thí điểm mô hình trên tại huyện Mỹ Xuyên, TP Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu.  Ưu điểm của mô hình này là các thành viên Tổ vận động là người địa phương nên nắm rõ về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, tâm lý người dân trên địa bàn; từ đó có cách tiếp cận cũng như vận động, thuyết phục rất hiệu quả.

Cũng thông qua mô hình này, chính quyền thấy rõ được tình hình chấp hành pháp luật của công dân trên địa bàn, có phương án phối hợp giải quyết các vụ việc chưa thi hành. Còn các cơ quan THADS tìm được một cơ chế hữu hiệu vận động các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận trong thi hành án, các cơ quan nhà nước giảm việc tổ chức cưỡng chế, giảm chi phí thời gian, tiền bạc, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương, góp phần hàn gắn được tình làng, nghĩa xóm.

Cục THADS cũng tích cực trong chỉ đạo Cơ quan THADS thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS đến người dân, đặc biệt chọn những địa phương có nhiều vụ việc phức tạp, thi hành án liên quan đến người dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, người có công với cách mạng… và những địa bàn phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài.

Nhờ mô hình Tổ vận động THADS và các biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật mà năm 2019 vừa qua các cơ quan THADS đã giảm 31 trường hợp phải cưỡng chế so với cùng kỳ, có 10 trường hợp đương sự tự nguyện THA, nên thực tế số việc phải tổ chức cưỡng chế là 205 trường hợp.

Tổ chức thi hành án dân sự tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổ chức thi hành án dân sự tại Bà Rịa – Vũng Tàu 

Tăng cường kết nối với cơ sở

Còn ở Lạng Sơn, bắt đầu từ năm 2018, Cục THADS tỉnh chỉ đạo “mỗi chi cục chọn 1 xã, phường, thị trấn trên địa bàn, nơi có lượng án nhiều, khó khăn, phức tạp để tập trung chỉ đạo công tác THADS”. 

Với mục tiêu nhằm tạo sự kết nối chặt chẽ giữa cơ quan THADS với cấp ủy, chính quyền cơ sở, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong THADS; tạo động lực lan tỏa đến các địa bàn khác. Việc lựa chọn xã điểm được các chi cục THADS rà soát, lựa chọn kỹ càng, lên kế hoạch phối hợp với cấp ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương.

Việc thí điểm trước hết tập trung ở một số địa bàn có lượng án lớn, phức tạp, đến nay mô hình này đã cho thấy hiệu quả rõ nét. Đặc biệt, nhờ mô hình này đã giải quyết được nhiều vụ án tồn đọng thông qua việc kiên trì thuyết phục, vận động người phải THADS tự giác chấp hành.

Cục trưởng THADS Phạm Văn Dũng cho biết, với phương châm “hướng về cơ sở”, lãnh đạo Cục hàng tháng tiến hành giao ban, chỉ đạo án tại các địa bàn trọng điểm; chỉ đạo thực hiện “Mô hình xã điểm” trong THADS, để lãnh đạo Cục, lãnh đạo, chấp hành viên Chi cục bám sát địa bàn cơ sở; chỉ đạo Phòng nghiệp vụ lập danh sách theo dõi án lớn, phức tạp tại các Chi cục để thường xuyên đôn đốc, tháo gỡ cho chấp hành viên, cũng như phối hợp cấp ủy, chính quyền cương quyết cưỡng chế các vụ việc không tự nguyện thi hành án. Vì vậy, các án có giá trị lớn, án khó, phức tạp trên địa bàn đã thi hành gần như xong hết.

Cục THADS cũng thành lập và duy trì một số Tổ kiểm tra, hỗ trợ án. Đây là “đội quân tinh nhuệ”, “cơ động” vừa kiểm tra nghiệp vụ, vừa hỗ trợ án cho chấp hành viên ở dưới Chi cục; đồng thời, thông qua kiểm tra, các Tổ này đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả.

Trong chỉ đạo điều hành, lãnh đạo Cục cũng luôn nêu cao tinh thần quyết liệt, sâu sát, cụ thể, rõ trách nhiệm; lấy công tâm, công bằng, khách quan, dân chủ, gương mẫu của lãnh đạo để chỉ đạo điều hành; lấy đổi mới, sáng tạo, hiệu quả làm động lực.

Vì vậy, năm 2019 là năm thành công của THADS Lạng Sơn, đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Kết quả THADS về việc đạt 94% (xếp thứ 3/63 tỉnh thành), về tiền đạt 83% (xếp thứ 6/63 tỉnh thành); thể chế nội bộ, liên ngành tiếp tục được hoàn thiện; kỷ cương, kỷ luật hành chính được nâng lên; việc phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành để giải quyết việc THADS ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao; trên địa bàn tỉnh không có vụ việc THADS bức xúc, kéo dài, vụ việc xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự hay khiếu nại, tố cáo, bức xúc về THADS.

Còn tại Nghệ An, Cục THADS tỉnh đã kiện toàn Tổ chỉ đạo xử lý án tín dụng, ngân hàng, tổ chức 12 đợt công tác về tận các Chi cục, nhà đương sự để chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi hành án. Trong đó đã trực tiếp làm việc, chỉ đạo Chi cục THADS cấp huyện giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, điển hình như: vụ Công ty CP Vật tư thiết bị và xây dựng Nghệ An (TP Vinh) thu được hơn 14 tỷ đồng, các vụ việc liên quan đến tài sản thế chấp của Công ty CP đầu tư TM Đại Huệ; vụ Trương Thị Thơ (Nghi Lộc) tháo dỡ nhà và công trình trên đất, vụ Lô Thị Hà (Kỳ Sơn) giao tài sản là nhà, đất... 

Tổ công tác chỉ đạo xử lý giải quyết các vụ việc thi hành án tín dụng, ngân hàng của Cục  thường xuyên trực tiếp xuống tận các Chi cục nghiên cứu hồ sơ, nắm bắt tình hình và chỉ đạo cụ thể đối với các vụ việc khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, Cục đã kịp thời báo cáo đề nghị Tổ công tác chỉ đạo xử lý giải quyết các vụ việc thi hành án tín dụng, ngân hàng của Tổng cục kiến nghị với Hội sở các Ngân hàng nhằm thỏa thuận miễn, giảm lãi, đình chỉ thi hành án cũng như tháo gỡ khó khăn vướng mắc...

Nhờ vậy, mặc dù lượng án thụ lý mới tiếp tục tăng so với cùng kỳ nhưng kết quả THADS năm 2019 của toàn tỉnh đạt tỷ lệ cao, cả hai chỉ tiêu về việc và tiền đều đạt và vượt so với chỉ tiêu Tổng cục THADS giao (về tiền đạt 83%/ 73,5%, so với chỉ tiêu giao vượt 9,5%; về việc đạt 36%/33%, so với chỉ tiêu được giao vượt 3%). 

Năm 2020, Nghệ An xác định thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục, Chi cục trưởng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm nêu gương, phát huy vai trò người đứng đầu trong quản lý, chỉ đạo điều hành, thường xuyên bám sát địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách theo phương châm quản lý “hướng về cơ sở: Cục hướng về các Chi cục, các Chi cục hướng về các chấp hành viên, thẩm tra viên” để thực sự đi sâu, đi sát vào thực tiễn, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức, người lao động cũng như kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất hoàn thành nhiệm vụ.

Tại Sóc Trăng, năm 2019 các cơ quan THADS đã thực hiện nghiêm túc pháp luật về đặc xá; phối hợp các cơ sở giam giữ vận động, thuyết phục người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam hoặc thân nhân của họ tích cực thi hành phần trách nhiệm dân sự trong các bản án, quyết định hình sự kịp thời xác nhận kết quả thi hành án khi đương sự có yêu cầu. Năm 2019 đã thi hành xong 883 việc, thu được số tiền là 7 tỷ 316 triệu 451 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 79,26% về việc và 44,06% về tiền. 

Trong số có điều kiện, đã thi hành xong 10.263 việc, đạt tỷ lệ 76,58% (so với chỉ tiêu được Quốc hội giao, vượt 3,58%). Về tiền, trong số có điều kiện, đã thi hành xong 347.022.392.000 đồng, đạt tỷ lệ 34,74% (so với chỉ tiêu Quốc hội giao, vượt 1,74%). So với cùng kỳ năm 2018, tăng 59.924.553.000 đồng (20,87%) và tăng 2,35% về tỷ lệ.

Đọc thêm

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.