"Mổ xẻ" nguyên nhân "nhà tù bị trẻ hóa"

"Mổ xẻ" nguyên nhân "nhà tù bị trẻ hóa"
(PLO) - Sáng 5/12, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo Chính sách và thực tiễn công tác thi hành án hình sự thi hành biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tội phạm chưa thành niên gia tăng
Từ thực trạng báo động của người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật, Hội thảo như nóng lên bởi các bài tham luận, ý kiến của các đại biểu đến từ Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Bộ Tư pháp; Đại học Luật Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân; Đại diện Cục Cảnh sát trại giam…
Theo tham luận của Đại diện Học viện Cảnh sát nhân dân, tình trạng NCTN phạm tội thời gian qua diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng: Từ năm 2007 đến tháng 6/2013 phát hiện 63.590 vụ, gồm 94.309 đối tượng vi phạm pháp luật hình sự trong toàn quốc thì số NCTN chiếm gần 20%. Số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, nhất là các đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk… Trung bình mỗi năm xảy ra gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự với gần 15.000 đối tượng. 
Tội phạm do NCTN gây ra chủ yếu là các tội: Trộm cắp tài sản (21.812 vụ/33.010 đối tượng, chiếm 34,30%); Cố ý gây thương tích (5.692 vụ/9.588 đối tượng, chiếm 8,95%); Gây rối trật tự nơi công cộng (4.870 vụ/8.768 đối tượng, chiếm 7,65%); Cướp giật tài sản (3,76%); Cướp tài sản (1,43%); Đánh bạc; Hiếp dâm, cưỡng dâm; Cưỡng đoạt tài sản; Giết người và một số tội danh khác. 
Trong đó, số NCTN phạm tội là các em nam chiếm 96,87%; nữ chiếm 3,13%; Đối tượng dưới 14 tuổi chiếm 13%; đối tượng từ 14 - 16 chiếm 34,7%, từ 16-18 tuổi chiếm 52%. Về trình độ văn hóa, số đối tượng không biết chữ chiếm 9,7%; tiểu học chiếm 2,8%; trung học cơ sở chiếm 41%; trung học phổ thông chiếm 21%; số đã bỏ học chiếm 45%; học lực yếu, kém 60,7%...  
Nhà tù bị “trẻ hóa”
Ông Nguyễn Công Hồng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - khẳng định, mục đích của việc xử lý NCTN có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội… Việc xử lý và áp dụng các biện pháp hình sự đối với họ phải được cân nhắc để đảm bảo được mục đích giáo dục, uốn nắn, răn đe những hành vi lệch lạc làm cho họ thấy rõ được sai phạm của mình và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. 
Việc xử lý NCTN phạm tội phải được tiến hành theo những nguyên tắc đặc biệt, trên tinh thần lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, chỉ đưa ra xét xử và áp dụng hình phạt với những người này trong những trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, cũng như những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. 
Còn ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp -  chia sẻ, chính sách hình sự không thể đặt ra ngoài những chính sách vĩ mô chung, nó có liên quan mật thiết đến những vấn đề xã hội, những chủ trương, đường lối… của Nhà nước. Hội thảo lần này là một chủ đề vừa nóng về mặt pháp lý nhưng đồng thời lại cũng nóng về mặt xã hội. Hiện có một xu hướng rất đáng buồn là “trẻ hóa” phạm nhân trong nhà tù và các đối tượng phạm tội, điều này cho thấy dư luận quần chúng nhân dân đang hết sức bức xúc với đối tượng phạm tội là NCTN này và phải nghiêm trị những đối tượng này. 
Trong khi đó, Nhà nước đang tham gia rất nhiều Công ước quốc tế, trong đó có Công ước về quyền con người; Công ước bảo vệ trẻ em, bảo vệ thiếu nhi... đòi hỏi chúng ta phải dân chủ hóa và tìm các biện pháp tối đa trong việc tránh trừng trị đối với NCTN… Khi nghiên cứu xem xét chính sách hình sự thì phải đặt trong một tổng thể những thiết chế khác, xu hướng của chúng ta đang giảm mức hình phạt, kể cả đối với NCTN. 
Dưới góc độ là người trực tiếp thực hiện, Đại tá Nguyễn Duy Tỵ - Trưởng phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Nghệ An - cho rằng, khi nghiên cứu chính sách hình sự này thì phải đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác, chúng ta tách ra thì hiệu quả mang lại không như mong muốn. Khi có một quan điểm nhân đạo, giảm thiểu mức án, xử phạt nhẹ và có một hình thức giáo dục phù hợp thì phải tính đến các trình tự, thủ tục để mở phiên tòa đối với đối tượng này. Các thành phần tham gia xét xử phiên tòa này như thế nào, các thành phần tham dự phiên tòa gồm những ai… cũng cần phải nghiên cứu.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 
Tìm ra nguyên nhân mới sửa được các chính sách hình sự
Người chưa thành niên là đối tượng rất nhạy cảm, quy định chính sách đối với đối tượng này rất khó, cần đưa ra nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Nội dung của cuộc hội thảo đặt ra rất nóng, được nhiều người quan tâm; nhiều báo cáo tại Hội thảo ấn tượng, nhưng theo tôi còn thiếu một điều đó là kết quả, hiệu quả thực sự từ tác động của các biện pháp này như thế nào.
Phải phân tích xem hai biện pháp giáo dục pháp luật và đưa vào trại giáo dưỡng có kết quả như thế nào; sau khi thi hành xong bản án thì những người vi phạm mức độ hoàn lương, vi phạm, tái phạm như thế nào? Tổng kết xem thử cái nào làm được, cái nào không để tìm ra nguyên nhân mới sửa được các chính sách hình sự. 

Tin cùng chuyên mục

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Đọc thêm

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .