Không nên xã hội hóa hoạt động công chứng kiểu “nhỏ giọt”!

(PLO) - Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi - trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra trong tháng 6 - có quy định cho công chứng viên thực hiện việc công chứng bản dịch giấy tờ. Tuy nhiên, công chứng viên lại chỉ được chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký cá nhân trong giấy tờ, văn bản liên quan đến nội dung được công chứng mà theo nhận định của nhiều chuyên gia thì đây là sự xã hội hóa kiểu “nhỏ giọt”, “nửa vời”.
Việc Luật Công chứng năm 2006 giao cho Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực chữ ký người dịch thời gian qua đã dẫn đến chất lượng bản dịch giấy tờ còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và buông lỏng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch thuật.
Nhu cầu công chứng, chứng thực là rất lớn, không thể thiếu trong đời sống xã hội. (Ảnh minh họa nguồn giaothongvantai.com.vn)
Nhu cầu công chứng, chứng thực là rất lớn,
không thể thiếu trong đời sống xã hội.
(Ảnh minh họa nguồn giaothongvantai.com.vn)
Mở rộng phạm vi hoạt động công chứng
Cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Công chứng sửa đổi - Bộ Tư pháp đề xuất quy định công chứng viên được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; được chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký cá nhân trong giấy tờ, văn bản liên quan đến nội dung được công chứng. 
Qua thảo luận, bên cạnh một số ý kiến không tán thành giao cho công chứng viên thực hiện các công việc chứng thực để công chứng viên có điều kiện tập trung vào các hoạt động công chứng về nội dung, đồng thời tránh trùng lắp với nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, thì đa số ủng hộ đề xuất này nhằm tạo thuận tiện cho người dân cũng như giảm áp lực công việc cho các cơ quan hành chính.
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy các loại việc nêu trên đều là những việc mà các Phòng công chứng đã đảm nhiệm trong giai đoạn trước đây (theo Nghị định 75/2000/NĐ-CP). 
Trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế ở nước ta hiện nay, việc giao lại cho các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên nhiệm vụ công chứng bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ, văn bản như các cơ quan hành chính nhà nước sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn và tiếp cận loại hình dịch vụ công này, đồng thời cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Liên minh Công chứng thế giới mà Việt Nam mới tham gia làm thành viên. 
Tuy nhiên, để bảo đảm tính chuyên môn hóa trong hoạt động công chứng, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng quy định công chứng viên được thực hiện việc công chứng bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại, đồng thời được chứng thực bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản nhưng chỉ giới hạn đối với các giấy tờ, văn bản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà mình đã công chứng hoặc đang thực hiện việc công chứng. Phòng Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã vẫn thực hiện các công việc chứng thực theo quy định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP như hiện nay.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty thép Việt Nhật Nguyễn Văn Bình tán thành với sự cần thiết và tính hợp lý của việc giao cho công chứng viên thực hiện việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao thuộc lĩnh vực chứng thực. Ông Bình chỉ đề nghị phân biệt rõ hoạt động công chứng theo Luật Công chứng và hoạt động chứng thực theo Luật Chứng thực dự kiến được xây dựng tới đây. 
Theo đó, Luật Công chứng cần quy định giao cho công chứng viên thực hiện chứng nhận một số việc chứng thực theo quy định của Luật Chứng thực, vì công chứng viên có thể thực hiện tốt việc này, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong việc lựa chọn và tiếp cận loại dịch vụ công này theo chủ trương cải cách hành chính. Còn Luật Chứng thực cần quy định đối với những tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn tại địa bàn cấp huyện chưa thành lập được tổ chức hành nghề công chứng thì tiếp tục giao cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã chứng nhận hợp đồng giao dịch theo trình tự thủ tục của Luật Công chứng.
“Dĩ hòa vi quý” - chỉ khổ dân
Có thể nói rằng nhu cầu công chứng, chứng thực là rất lớn và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Do vậy, việc giao cho các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên nhiệm vụ công chứng bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao giấy tờ văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ tạo thuận lợi cho người dân. Vì trong thực tế những việc này đã hình thành trong ý thức và thói quen của người dân rằng đi công chứng, chứng thực là đều đến một nơi, đến một tổ chức nhất định. 
Hơn nữa, đây là một chủ trương đúng đắn nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, giảm tải sức nặng của bộ máy hành chính, tinh giản đội ngũ cán bộ ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cần thiết nắm giữ. Qua đó sẽ giảm được nhiều khoản chi ngân sách không cần thiết, dùng những khoản chi ấy để đầu tư vào các lĩnh vực cấp bách, trọng yếu của quốc gia, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang khó khăn, bội chi ngân sách kéo dài.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa đề nghị giao cho công chứng viên thực hiện đầy đủ các quyền về công chứng bản dịch, chứng thực chữ ký và bản sao như các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, góp phần giảm tải áp lực công việc trong các cơ quan hành chính. “Không nên hạn chế thẩm quyền của công chứng viên, văn phòng công chứng. Không việc gì chúng ta cứ phải làm luật theo kiểu xã hội hóa nhỏ giọt, mỗi lần sửa luật lại xã hội hóa một ít, giữ lại một ít cho cơ quan nhà nước theo kiểu dĩ hòa vi quý”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Nghĩa còn đề nghị xem xét, không nên giới hạn thẩm quyền của tổ chức hành nghề công chứng. Có điều, để tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các Phòng Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã, vẫn nên giao cho quyền được chứng thực mà từ trước đến nay các cơ quan này đang làm theo quy định tại Nghị định 79.
Đồng tình, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cũng cho rằng, nếu chia tách thẩm quyền công chứng chứng thực với các việc như Dự thảo Luật sẽ không thể khắc phục được thực trạng nhiều năm qua người dân phải đến nhiều nơi để chờ đợi, để hoàn tất việc chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký. 
Theo ông Cương, Dự thảo Luật không nên mở một cách nửa vời chỉ cho phép công chứng viên thực hiện các bản sao và chữ ký có liên quan đến hợp đồng giao dịch mà mình đã và đang thực hiện. Quy định như vậy sẽ không giải quyết triệt để vấn đề còn vướng mắc liên quan đến đáp ứng chứng thực bản sao và chứng nhận chữ ký của nhân dân trong thời gian vừa qua.
Ông Cương dẫn chứng, một người cần sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy khai sinh, giấy khai tử để công chứng việc công nhận di sản thừa kế, chuyển nhượng sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng. Khi người đó yêu cầu chứng nhận luôn các giấy tờ như bằng tốt nghiệp, học bạ, bảng điểm để xin việc thì công chứng viên từ chối, vì các bản sao này không phục vụ cho hợp đồng giao dịch tại công chứng hoặc giấy tờ của bố mẹ được chứng nhận cùng một thời điểm là các giấy tờ của con lại bị công chứng viên từ chối, bởi các giấy tờ của con, cháu lại không liên quan gì đến hợp đồng giao dịch của bố, mẹ. Người dân phải đến UBND cấp xã để xin chứng nhận bản sao tài liệu, giấy tờ tiếng Việt hoặc về UBND cấp huyện, quận để chứng nhận bản sao tiếng nước ngoài như quy định hiện hành là rất bất tiện.
“Quy định nửa vời của dự thảo, nếu được thông qua thì sẽ hạn chế quyền tự do lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ công cho người dân và thật là phiền toái, khi người dân phải luôn luôn ghi nhớ các loại giấy tờ nào và lúc nào để được công chứng và phải đến Ủy ban nhân dân để chứng thực. Với trình độ dân trí như hiện nay, sẽ là một khó khăn không nhỏ. Điều này rất dễ gây bức xúc cho người dân, vì họ cho rằng giữa cơ quan công chứng và cơ quan có thẩm quyền chứng thực đùn đẩy trách nhiệm chứng nhận bản sao, chứng nhận chữ ký cho người dân”, ông Cương lo ngại.
“Chúng ta đã thừa nhận giá trị pháp lý của bản sao công chứng và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng giao dịch tại các tổ chức hành nghề công chứng thì mặc nhiên cần thừa nhận giá trị pháp lý của văn bản công chứng đối với các mục đích giao dịch khác mà người dân cần sử dụng”, ông Cương đặt vấn đề và kiến nghị cho phép công chứng viên chứng thực bản sao giấy tờ, chứng nhận chữ ký của cá nhân phục vụ với mục đích hợp pháp của người dân để được thuận tiện hơn và có nhiều sự lựa chọn cho chứng nhận bản sao, chứng nhận chữ ký cho mình. Chính quyền các cấp, nhất là ở các đô thị, thì đỡ phải bề bộn công việc để chứng thực một lượng lớn các loại giấy tờ như trong thời gian vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.