Hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
(PLVN) -Mới đây, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành giữa 4 cơ quan: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong công tác THADS; ký kết Quy chế phối hợp giữa Cục THADS tỉnh và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Vĩnh Phúc.

Dự hội nghị có các đồng chí: Hà Quang Tiến, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo THADS tỉnh

Chuyển biến tích cực

Sau 5 năm thực hiện, công tác phối hợp liên ngành giữa Cục THADS, Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được các ngành quan tâm chú trọng và duy trì thực hiện có hiệu quả. Các ngành thường xuyên phối hợp, trao đổi, thống nhất phương án giải quyết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác THADS trên địa bàn. Việc thực hiện tốt Quy chế phối hợp đã tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 

Việc tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự mà còn giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án, công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát, công tác Điều tra, trại giam, hỗ trợ tư pháp của Công an.... là cơ sở để mỗi ngành thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và của ngành. Cụ thể:

Bốn ngành đã tập trung chỉ đạo thường xuyên giữ mối quan hệ phối hợp tốt và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, chiến sỹ nắm vững và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của các ngành đối với công tác THADS. Mặt khác làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự để đương sự, công dân, cơ quan, tổ chức hiểu và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho công tác thi hành án dân sự trên địa bàn đạt hiệu quả cao, góp phần giữ vững tình hình an ninh, chính trị ở địa phương.

Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang, Trưởng Ban chỉ đạo THADS trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích
 Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang, Trưởng Ban chỉ đạo THADS trao bằng khen cho các cá nhân có thành tích

Việc Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế đối với các trường hợp chây ì, trốn tránh việc thi hành án, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật THADS để cán bộ và nhân thân tự giác chấp hành trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ về  thi hành án dân sự.

Kết quả sau 5 năm thực hiện Quy chế, các cơ quan THADS trên địa bàn tình đã phối hợp với Công an, Việ kiểm sát, và các ngành liên quan tổ chức cưỡng chế thành công đối với 28 vụ và vận động các bên tự thỏa thuận để không phải cưỡng chế trên 10 vụ; Các việc cưỡng chế thành công đều đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, công tác bảo vệ cưỡng chế đảm bảo an toàn, không gây bức xúc trong dự luận nhân dân, không phát sinh việc khiếu nại trong quá trình tổ chức cưỡng chế thi hành án

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã tiến hành kiểm sát trực tiếp 100 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với 10 cơ quan THADS hai cấp. Các cuộc kiểm sát trực tiếp VKS đều có văn bản (Quyết định trực tiếp kiểm sát, Kế hoạch trực tiếp kiểm sát) thông báo cho Cơ quan THADS theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp, sau mỗi đợt kiểm sát Viện kiểm sát đều thực hiện gửi các kết luận kiểm sát trực tiếp, bản kiến nghị cho cơ quan THADS theo đúng Quy chế liên ngành. Cơ quan THADS kịp thời có biện pháp chỉ đạo và khắc phục, sửa chữa những vi phạm tồn tại đã được VKS phát hiện kiến nghị.  

Thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành đã ký kết, 5 năm qua, các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 19.670 bản án, quyết định của TAND các cấp để tổ chức thi hành; phối hợp để công tác xét, miễn giảm được đảm bảo chặt chẽ đúng đối tượng, đúng thời gian và đúng theo quy định của pháp luật đối với 332 việc = 2.193103.000đ; đặc biệt là Tòa án nhân dân 2 cấp đã phối hợp với các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh vận động, thuyết phục bị cáo, gia đình các bị cáo tự nguyện nộp các khoản tiền án phí, bồi thường ngay tại phiên tòa và hướng dẫn gia đình bị cáo đến cơ quan Thi hành án tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra được 1.159 việc = 2.885.241.000đ.

Có thể khẳng định: Sau 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành số 14 trong công tác THADS, Công tác THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những kết quả vượt bậc, cụ thể: Năm 2018 toàn tỉnh đạt 88% về việc và 35% về tiền có điều kiện, (vượt  16% về việc, 2,5% về tiền so với Chỉ tiêu Tổng Cục giao; Năm 2019, toàn tỉnh đạt tỷ lệ 85.9% về việc và 44% về tiền có điều kiện (vượt 13% về việc và vượt 10,1% về tiền so với chỉ tiêu tổng cục giao; So với toàn quốc đứng thứ 13/63 tỉnh thành đối với kết quả thi hành xong về việc và thứ 21/63 tỉnh thành đối kết quả thi hành án xong về tiền có điều kiện thi hành); 6 tháng đầu năm 2020, Thi hành án Vĩnh Phúc đạt 68,7% về việc và 25,3% về tiền là một trong những đơn vị đạt kết quả trong tốp đầu của hệ thống THADS toàn Quốc; nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp được phối hợp giải quyết dứt điểm và nhiều năm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không còn vụ việc nào trong danh sách những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài của toàn Hệ thống THADS.

Phối hợp để đảy nhanh thi hành các vụ án tín dụng, ngân hàng

Để phát huy hiệu quả của việc ký quy chế Phối hợp liên ngành trong công tác THADS trong thời gian tới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; ngoài việc tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành với Công an, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành ký quy chế phối hợp với Ngân hàng nhà nước chi nhánh Vĩnh Phúc

Việc ký quy chế phối hợp giữi Cục THADS và ngân hàng nhà nước trong công tác THADS với 3 chương, 14 điều, quy định về những nguyên tắc, nội dung và phương thức phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan thi hành án dân sự và các Ngân hàng trong công tác thi hành án dân sự; góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cả 2 ngành trong điều kiện số vụ việc phải tổ chức thi hành cho các tổ chức tín dụng ngày càng nhiều, các vụ việc khó khăn, phức tạp liên quan đến án tín dụng ngân hàng ngày càng tăng; vấn đề hợp đồng tín dụng, tài sản bảo lãnh còn nhiều vướng mắc khi xử lý; cơ chế phối hợp trong xác minh tài khoản, phong tỏa, kê biên tài sản do ngân hàng đang quản lý có việc, có lúc chưa kịp thời, dễ gây thất thoát, tẩu tán tài sản dẫn đến vấn đề bồi thường nhà nước trong thi hành công vụ.

Phát huy những thành tích đã đạt được trong việc thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành; trong thời gian tới, sau khi Quy chế phối hợp liên ngành với Ngân hàng nhà nước được ký kết và thực hiện, tin tưởng rằng, hiệu quả công tác THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục có nhiều khởi sắc và chinh phục được nhiều thành công mới./. 

Đọc thêm

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.