Từ đứa trẻ bần cùng thời Khmer Đỏ thành nữ tỷ phú khách sạn

Nữ tỷ phú Lim Chhiv Ho
Nữ tỷ phú Lim Chhiv Ho
(PLO) - Từ một đứa trẻ đói ăn, sống trong trại lao động khổ sai dưới thời Khmer Đỏ, Lim Chhiv Ho nỗ lực xây dựng thành công một đế chế thương mại ở Campuchia...

Trong cuộc trò chuyện, bà mang một phong thái sang trọng quý phái, với những xúc cảm đã trải qua thời nhỏ. 

Lập mưu trốn thoát

Trên một tuyến phố sầm uất, không xa khách sạn 5 sao InterContinental Hotel, bà trùm bất động sản Lim Chhiv Ho hiện đang sống hết sức phong lưu ngay trên tầng 8 của tòa khách sạn đồ sộ. Đó là nơi họp mặt ưa thích của gia đình và bạn bè thân thiết của Lim – tòa tháp khách sạn bao gồm cả một rạp chiếu phim tư nhân, hồ bơi, phòng tập thể dục, phòng làm tóc và mát xa và cả một khu vườn trên mái. 

Chễm chệ trên bộ sofa hình chữ U, tỷ phú Lim vận bộ váy Khmer màu xanh ngọc bích truyền thống được tô điểm những hình hoa văn bằng vàng, nhẹ nhàng kể chuyện đời mình. Chào đời ở tỉnh Preah Sihanouk vào năm 1961, phần lớn tuổi thơ của Lim là những tháng ngày sống chui lủi giữa các ngôi nhà nhằm trốn tránh việc bị bắt vào trại Khmer Đỏ.

Tỷ phú Lim Chhiv Ho sống trên tầng 8 tòa khách sạn 5 sao InterContinental Hotel ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia
Tỷ phú Lim Chhiv Ho sống trên tầng 8 tòa khách sạn 5 sao  InterContinental Hotel ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia 

Nhưng sang năm 1975, trò chơi “mèo vờn chuột” kết thúc, lính Pol Pot rầm rộ tiến vào Sihanoukville và di tản dân chúng vào vùng nông thôn. Gia đình của Lim tan đàn xẻ nghé kể từ khi đó, đám trẻ con buộc phải làm quần quật trong các trại lao động khổ sai tại một vùng núi nằm gần Kampot.

Nước mắt ngấn lệ, bà Lim kể: “Trong số 275 đứa trẻ bị quản thúc chỉ có duy nhất Lim và 4 người khác là có may mắn sống sót, chỉ huy Khmer Đỏ hạ lệnh “tái hòa nhập đám trẻ vào cộng đồng”. 5 đứa trẻ sống trong chùa, tại đó chúng kinh hãi nhìn thấy cảnh gia đình mình bị lính Khmer Đỏ trói nghiến vào các cọc gỗ và dùng dây chão buộc vào ngựa để con ngựa chạy vòng quanh cột, xiết cổ các nạn nhân đến chết.

Lính Khmer Đỏ hăm dọa đám trẻ con: “Nếu tụi mày giở trò ăn cắp bất kỳ thứ gì thì nhìn cảnh này mà nhớ?” Năm 1978, Lim lập mưu trốn thoát khỏi trại lao động Khmer Đỏ. Lim chạy trốn vào rừng, ở đó cô gái khốn khổ đã trùng phùng với mẹ, em trai và em gái, sau đó gia đình Lim nhận được sự bảo bọc của quân bộ đội tình nguyện Việt Nam khi giải phóng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Khmer Đỏ.

Lim cũng hay tin 5 trong số 10 thành viên trong gia đình, gồm cả cha và 2 người anh chị, đã bị sát hại. Bà Lim xúc động nói: “Những năm tháng đó, đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy ác mộng. Đôi khi tôi còn có ý định chết đi cho khỏe”. 

Giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam

Tỷ phú Lim Chhiv Ho nhớ lại mình đã sống khoảng vài tháng với những người lính Cụ Hồ và những ngày tháng gian khổ ấy đã tôi luyện cho bà tinh thần cần cù, dũng cảm, tháo vát và những tố chất này đã làm nền tảng cho sự nghiệp kinh doanh suốt những năm tháng sau này của bà. 

Sau khi học tiếng Việt thành thạo, Lim phiên dịch tiếng Việt sang tiếng Campuchia và ngược lại, và tình nguyện cung cấp thức ăn, nước uống cho bộ đội Việt Nam. Rồi mẹ cô sắp xếp chuyện hôn sự giữa Lim với một ngư dân Campuchia.

Nhớ lại cái ngày tháng đó, bà Lim phân trần: “Tôi lấy chồng năm mới 17 tuổi. Thực sự tôi cũng không biết tại sao mình phải lấy chồng sớm. Tôi khá lúng túng và không biết cư xử ra sao cho phải đạo làm vợ… Nhưng dù sao ông xã cũng giúp cho tôi cảm thấy được an ổn, ít mơ thấy những cơn ác mộng khi bọn Khmer Đỏ đột kích nhà dân nửa khuya”. 

Một năm sau khi lấy chồng, đôi vợ chồng son mới tính đến chuyện chuyển đến sống ở Sihanoukville. Thủa ban đầu, Lim bán hủ tiếu trong khi chồng mua gom các món hàng rượu, thuốc lá và đồ điện tử trôi nổi từ các nhà buôn Thái Lan và Singapore trên một hòn đảo nằm cách đất liền Sihanoukville khoảng 20km, chuyển hàng bằng thuyền nhỏ vào trong bờ bán lại.

Trẻ em Campuchia chờ được phát đồ ăn trong trại tập trung dưới thời Khmer Đỏ
Trẻ em Campuchia chờ được phát đồ ăn trong trại tập trung dưới thời Khmer Đỏ 

Từ trong đất liền, hàng hóa được chuyển đến thủ đô Phnom Penh. Lim kể: “Hồi đó dân buôn không có giàu, chỉ đủ ăn, buôn bán đâu có kiếm nhiều tiền, lại không phải đóng thuế gì”. Nhưng khi ông xã bị bắt giam ở một trại tị nạn Thái Lan vào năm 1985 (do vận chuyển một chiếc xe gắn máy bằng tàu thủy từ Thái Lan về Campuchia mà không có hộ chiếu), bà Lim đã thay chồng điều hành kinh doanh, một mình tạo dựng ra nhiều mối quan hệ “nặng ký”.

Nữ doanh nhân hào hứng kể: “Khách hàng thấy tôi làm việc một mình nên quý mến tôi lắm. Tôi cùng ăn với họ, cho họ lấy hàng trước rồi gối đầu trả tiền sau. Dần dà tôi có chút danh tiếng. Người này truyền tai người kia về cung cách buôn bán của tôi. Tôi buôn bán khá mát tay”.

“Nói không” với tham nhũng

Khi đã có chút vốn và tên tuổi, năm 1994, doanh nhân Lim Chhiv Ho đứng ra lập công ty xuất nhập khẩu Attwood. Giờ đây, Attwood là nhà phân phối các thương hiệu rượu hàng đầu Campuchia bao gồm Dom Perignon, Budweiser và Hennessy. Nguồn lợi nhuận từ công ty Attwood được doanh nhân Lim chuyển sang đầu tư bất động sản và cũng dùng làm ngân sách để mở rộng việc kinh doanh của bà.

Một trong các khoản đầu tư lớn là khi doanh nhân Lim mua một ngôi nhà nằm gần Tượng đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh, cho Đại sứ quán Mỹ thuê lại vào năm 1990 với giá 6000 USD/tháng. Các nhà ngoại giao Mỹ đã ở trong ngôi nhà đó cho đến năm 2005. 

Một năm sau đó, bà Lim thành lập Đặc khu kinh tế Phnom Penh (PPSEZ) rộng 357 ha, cùng các nhà đầu tư Nhật Bản trên khu đất mà nữ doanh nhân mua lại từ công ty đồn điền Tradewinds của Malaysia vào năm 2003. Tỷ phú Lim trần tình: “Thủa tôi mới bắt đầu xây dựng nên PPSEZ, mấy tay “đại gia” (Oknha, tiếng Campuchia) đều cười nhạo nói tôi bị khùng.

Đàn ông Campuchia không tôn trọng nữ giới, nhất là những ai có ý chí thép như tôi, nhưng tôi bỏ ngoài tai. Quan điểm của tôi là khi trải qua cơn đau thì tinh thần thép sẽ mạnh. Mình cần phải chứng minh năng lực bản thân, chứng minh cho đàn ông thấy rằng đàn bà có thể làm tốt như họ, và hơn họ”.  Ngày nay, PPSEZ cung cấp cho các doanh nghiệp hàng loạt chính sách miễn giảm thuế, là nơi cho 88 công ty quốc tế hoạt động bao gồm Coca-Cola, Yamaha và Minebea.

Đặc khu kinh tế Phnom Penh (PPSEZ), một tài sản nặng ký của doanh nhân tỷ phú Lim Chhiv Ho
Đặc khu kinh tế Phnom Penh (PPSEZ), một tài sản nặng ký của doanh nhân tỷ phú Lim Chhiv Ho 

Tháng 5/2016, PPSEZ huy động được 11,6 triệu USD từ lần đầu tiên bán cổ phần ra công chúng. Dưới ánh sáng của chùm đèn pha lê trong căn phòng sang trọng của mình, tỷ phú Lim khẳng định rằng dự án PPSEZ là thành tựu đáng tự hào nhất của bà. 

Doanh nhân Lim cho biết: “Là doanh nhân, bạn phải cùng công ty  mình, cùng đất nước mình tạo ra công ăn việc làm cho lớp người trẻ. Tôi là doanh nhân đầu tiên đưa động lực cho doanh nhân Nhật Bản phát triển Campuchia, nhưng hồi đó họ còn chê nhiều lắm, đại loại như “Chính phủ của bà không ổn, xứ gì lắm tham nhũng”.

Nghe những lời như vậy, tôi chỉ ôn tồn mà rằng: “Tôi nghe lời các ngài. Tôi có thể thành công mà không để xảy ra tham nhũng theo cách riêng của tôi. Tôi nói với các nhà đầu tư nước  ngoài nếu muốn đầu tư vào PPSEZ rằng qúy vị ngồi xuống, nói cho tôi biết các  ngài định đầu tư gì? Bao nhiêu triệu USD?

Cho tôi xem hộ chiếu, tên của quý vị, xem càng nhiều càng tốt, tôi sẽ giải quyết rốt ráo mọi sự”. Chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, tỷ phú Lim khẳng định: “Qúy vị cần phải có những mối quan hệ tốt quanh mình, tôi không thể thành công như ngày hôm nay nếu chỉ làm mỗi mình tôi. Qúy vị phải hợp tác với những người đáng tin cậy để đưa doanh nghiệp đi xa hơn”. 

“Qúa nhiều người đã chết vì Khmer Đỏ. Giờ đây đối với tôi, tôi có nhà, có xe, có mọi thứ tôi cần, hạnh phúc của tôi là chỉ cho lớp trẻ cách làm việc và chăm lo cho gia đình của họ”. Trong suy nghĩ của Lim, bà luôn làm việc, là mẫu phụ nữ năng động.

Đọc thêm

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán

Thu nội địa quý I đạt 38,7% dự toán
(PLVN) - Trong quý I, tổng thu NSNN đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán, tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024 (thu NSTW đạt 35% dự toán; thu NSĐP đạt 38,4% dự toán).

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài 1: Thiết lập những chuẩn mực mới trong ngành xây dựng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường sân bay Long Thành.
(PLVN) -   Không chỉ là biểu tượng của tầm nhìn trong quy hoạch, ý chí và khả năng của Việt Nam, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) còn là minh chứng sống động cho thấy hiệu quả của cải cách thể chế và sự phối hợp đa ngành, đa cấp trong điều hành phát triển hạ tầng quy mô lớn. Từ số báo này, PLVN khởi đăng loạt bài “Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam”.

Doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển: Phải kinh doanh có trách nhiệm và thượng tôn pháp luật

Đổi mới công nghệ là yêu cầu số 1 để nâng cao tính cạnh tranh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đóng góp đáng kể vào GDP, với khoảng 40 - 50% và có tiềm năng đạt 70% trong tương lai. Khối KTTN hiện đang tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, với khoảng 85% tổng số việc làm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chiếm đại đa số vẫn là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc lực lượng này phải vươn tầm, phát triển...

Gieo công nghệ, vun hợp tác vì tương lai xanh của nhân loại

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy (giữa) chủ trì phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị P4G.
(PLVN) - Đây là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy tại phiên thảo luận cấp cao “Bắt nhịp Cách mạng Xanh 4.0: Hành trình chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm cho kỷ nguyên bền vững” trong khuôn khổ Hội nghị P4G diễn ra hôm nay - 17/4.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' tại P4G

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh M. Hà)
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.