Từ 1/1/2024, TP HCM chính thức thu phí vỉa hè

Sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh quần áo trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 6, quận Tân Bình).
Sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh quần áo trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 6, quận Tân Bình).
(PLVN) - Mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố TP HCM để trông giữ xe cao nhất là 350.000 đồng/m²/tháng...

Chiều 19/9, tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. Theo đó, thành phố sẽ chính thức thu phí từ ngày 1/1/2024, mức thu phí cao nhất áp dụng cho hoạt động trông giữ xe là 350.000 đồng/m²/tháng.

Có 3 trường hợp được phép sử dụng tạm thời lòng đường và phải đóng phí gồm: tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động này; làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm trông, giữ xe máy, xe mô tô, xe đạp có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.

5 trường hợp được phép sử dụng tạm thời hè phố và phải đóng phí gồm: điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông, giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe; tổ chức hoạt động văn hóa và điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng, lắp đặt các công trình tạm; điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình.

Cụ thể, TP HCM chia thành 5 khu vực và áp dụng các mức phí khác nhau.

Mức thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường ở TPHCM.

Mức thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường ở TPHCM.

Khu vực 1, gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới Nam thành phố, khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu vực 2, gồm: quận 2 (nay thuộc TP Thủ Đức, trừ khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 6, quận 7 (trừ khu A khu đô thị mới Nam thành phố), quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Bình Tân.

Khu vực 3, gồm: quận 8, quận 9 (nay thuộc TP Thủ Đức), quận 12, quận Thủ Đức (nay thuộc TP Thủ Đức), quận Tân Phú, quận Gò Vấp.

Khu vực 4, gồm: huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi.

Khu vực 5 là huyện cần Giờ.

Trong đó, khu vực 1 áp dụng mức thu phí cao nhất, với mức 50.000 đồng/m²/tháng (không phải khu trung tâm) và 100.000 đồng/m²/tháng (tuyến đường trung tâm) cho các hoạt động kinh doanh, mua bán… (trừ hoạt động đỗ xe và trông giữ xe).

Riêng sử dụng vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe sẽ chịu mức phí 350.000 đồng/m²/tháng đối với tuyến đường trung tâm và 180.000 đồng/m²/tháng cho các tuyến còn lại.

Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong một tháng thì tính nửa tháng. Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố từ 15 ngày trở lên trong một tháng thì tính một tháng.

Các tuyến đường trung tâm là các tuyến đường có giá đất bằng hoặc cao hơn giá đất bình quân khu vực. Các tuyến đường còn lại là các tuyến đường có giá đất thấp hơn giá đất bình quân khu vực.

Sở Giao thông Vận tải tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường đối với các tuyến đường do Sở Giao thông Vận tải quản lý. UBND cấp huyện tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do UBND cấp huyện quản lý.

Sở GTVT TP HCM cho biết, dự kiến số tiền phí thu được từ hoạt động này là hơn 1.500 tỷ đồng/năm. Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.

Theo UBND TP HCM, việc thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè nhằm góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố; bảo đảm giao thông an toàn, vệ sinh môi trường đô thị; có cơ sở khai thác hiệu quả lòng đường, hè phố, phù hợp với đặc thù đô thị TP HCM. Đồng thời bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.

Đọc thêm

Còn 'khoảng trống' về quy định dịch vụ đi xe ghép

Dễ dàng tìm thấy các nhóm xe ghép trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhanh gọn, tiện lợi, giá cả phải chăng, thời gian thoải mái là những tiện ích khiến dịch vụ đi xe ghép đang trở thành phương tiện di chuyển được nhiều hành khách lựa chọn. Tuy nhiên, tiện ích này lại chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Giai đoạn 1

Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 để phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Nữ tài xế gây tai nạn trên phố Hàng Bạc vi phạm nồng độ cồn

Hiện trường vụ tai nạn xe Mercedes tông vào ngôi nhà cổ. Nguồn: Dân trí
(PLVN) -  Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thông tin, đơn vị đang điều tra vụ tai nạn giao thông xảy ra lúc rạng sáng cùng ngày trên phố Hàng Bạc. Qua đo nồng độ cồn, đã xác định nữ tài xế B.T.L vi phạm ở mức độ 2 (vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở).

Hà Nội mở đợt cao điểm xử lý xe tải ‘hổ vồ’ khu vực ngoại thành

Hà Nội mở đợt cao điểm xử lý xe tải ‘hổ vồ’ khu vực ngoại thành.
(PLVN) - Ngày 4/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, đơn vị đã mở đợt cao điểm tập trung xử lý đối với xe tải “hổ vồ”, xe tải đầu kéo…. với các hành vi vi phạm cơi nới thành thùng chở quá tải trên địa bàn toàn thành phố, tập trung vào các khu vực ngoại thành tuyến cao tốc và quốc lộ.

Hướng dẫn cách đăng ký phương tiện, nộp phạt trên Cổng thông tin quốc gia

Hướng dẫn cách đăng ký phương tiện, nộp phạt trên Cổng thông tin quốc gia
(PLVN) - Trung tá Đào Việt Long, Phó Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết, việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đăng ký phương tiện giao thông, nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Xung quanh quy định được rời hiện trường sau khi gây tai nạn: Thấy gì từ trăn trở của giám định viên pháp y?

Giám định viên Trung tâm Pháp y Hà Nội thực hiện giám định để xác định nồng độ Ethanol trong máu.
(PLVN) - Nhằm tránh việc người gây tai nạn giao thông bị đe dọa đến tính mạng, pháp luật về giao thông đường bộ không cấm người gây tai nạn tạm rời khỏi hiện trường sau khi vụ việc xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chính việc “được tạm lánh” đã gây khó cho công tác xác định chính xác nguyên nhân gây tai nạn.