Từ 0h ngày 22/7 cách ly tập trung toàn bộ người đi từ vùng có dịch về Hà Nội

Từ 0h ngày 22/7 cách ly tập trung toàn bộ người đi từ vùng có dịch về Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 21/7, UBND TP Hà Nội ban hành Công điện số 16 về triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Những ngày qua, thành phố đã triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19, bước đầu đã khống chế, kiểm soát một số chùm ca bệnh mới phát sinh. Do đó cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, Thành phố đã có các phương án vận chuyển, cung cấp đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho Nhân dân.

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ người dân chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và tồn tại tình trạng tập trung đông người tại một số nơi, hàng ngày vẫn có hàng ngàn người từ các địa phương khác trở về Thành phố mang theo nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng; đã xuất hiện một số ca nhiễm tại cơ sở dược phẩm và ca nhiễm được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc người có biểu hiện ho, sốt, khó thở.

Để tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch và chủ động sàng lọc, truy vết, kiểm soát tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị xã hội Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực hiện ngay một số nội dung:

Từ 0h0 ngày 22/7, tổ chức cách ly tập trung tại các địa điểm cách ly tập trung trên địa bàn Thành phố đối với toàn bộ người về từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội theo văn bản số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trừ các lực lượng phục vụ công tác phòng chống dịch; công tác công vụ đảm bảo các yêu cầu, quy định phòng chống dịch được cấp thẩm quyền cho phép

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã cần chỉ đạo, xây dựng phương án, đảm bảo công tác trực ban 24/24/7, đặc biệt tại các trụ sở cơ quan chính quyền các cấp, các cơ sở y tế tại địa phương để kịp thời xử lý mọi tình huống trong thời gian ngắn nhất. Chủ động xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập theo quy mô phường, xã, thị trấn, khu đô thị theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Chỉ đạo lực lượng chức năng tại cơ sở, Tổ COVID cộng đồng phối hợp MTTQ cơ sở, các đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, quản lý, giám sát chặt chẽ người dân trở về từ các tỉnh, thành phố khác.Với những trường hợp về từ TP HCM và các vùng dịch khác, thông báo trên phương tiện truyền thanh cơ sở, ghi rõ thông tin, danh sách, ngày về địa phương để người dân cùng chính quyền giám sát chặt chẽ việc di biến động, giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm từ các vùng dịch khác về.Tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Giám đốc Sở Y tế cần chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh của Thành phố, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã thực hiện chế độ trực 24/24/7; tăng cường công tác lấy mẫu, xét nghiệm toàn bộ các trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm vi rút SARs-CoV-2 như: Ho, sốt, khó thở,…tại địa bàn.Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn xây dựng phương án và đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y tế quản lý, cùng phối hợp thực hiện:Củng cố, mở rộng khoa Hồi sức tích cực để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị người bệnh nặng. Đào tạo, thiết lập nhiều đội, nhóm có đủ năng lực hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, ECMO, lọc máu để sẵn sàng đào tạo, hỗ trợ cho các bệnh viện khác trên địa bàn.

Chủ động sẵn sàng chuẩn bị phương án, nguồn lực, trang thiết bị y tế, danh mục thuốc điều trị, vật tư tiêu hao, trang bị phòng hộ và công tác kiểm soát lây nhiễm theo Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế cho đơn vị Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 nặng, đặc biệt chú ý hệ thống khí nén, oxy trung tâm, máy thở …để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh lan rộng và bùng phát.

Các bệnh viện khẩn trương rà soát năng lực xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và điều kiện an toàn sinh học cấp II để hỗ trợ kịp thời xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Quyết định số 2245/QĐ-BYT ngày 22/4/2020 của Bộ Y tế.Kiểm tra phương án tổ chức các cơ sở cách ly tại các quận, huyện, thị xã, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo triển khai phương án đáp ứng cách ly cho 30.000 và 50.000 người, ưu tiên tổ chức tại các khu vực ngoại thành.

UBND Thành phố đồng thời đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị xã hội của Thành phố cùng phối hợp với các lực lượng chức năng cơ sở để tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.

UBND Thành phố yêu cầu Nhân dân Thủ đô thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết; khi phát hiện có các biểu hiện: Ho, sốt, khó thở…, chủ động liên hệ ngay với cơ sở y tế tại địa phương để được lấy mẫu, xét nghiệm, sàng lọc trong thời gian sớm nhất.

"Nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay chống dịch; ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này vô cùng quan trọng, để cùng cộng đồng, chính quyền các cấp quyết tâm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh", UBND Thành phố nêu rõ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.