[Truyện ngắn] Dư âm tình đầu

[Truyện ngắn] Dư âm tình đầu
(PLVN) - Tuổi trẻ là gì chứ? Tôi tự hỏi mình. Cũng có khi tôi đem chuyện đó hỏi lũ bạn đồng trang lứa. Chúng ngơ ngác bảo tôi đã biết nổi máu thi sĩ từ bao giờ thế! Tôi bực mình bỏ ra chỗ khác. Trong thâm tâm, tôi nghĩ tuổi trẻ là phải làm việc.

Người đồng ý với tôi là chị Đông. Chị bảo: “Cậu Khá thế mà khá, nói được như vậy thì tuyệt vời. Thanh niên trong làng đứa nào cũng như cậu thì tuyệt, làng lại mọc lên những nhà cao tầng ngất ngưởng”. Chị nói vậy, vì trong làng có khối thanh niên tu chí làm ăn, tiết kiệm tiền xây được nhà cao tầng. Chị hơn tôi hai tuổi, và tạm thời là người yêu của anh Mỹ, anh trai tôi. Sở dĩ nói như vậy vì chị Đông vừa cắt đứt với chàng trai trước, chẳng biết sẽ đậu lại nơi trái tim anh Mỹ, hay sẽ còn trôi dạt thế nào. Chị Đông khá đẹp, nước da trắng, và tóc thì buông xoã ngang vai. Tiếng hát chị tuy không hay, nhưng đủ để các anh trong làng say như điếu đổ. Anh Mỹ yêu chị cũng vì tiếng hát, và chị cấy nhanh, đôi tay thoăn thoắt. Ngoài ra phải kể đến cái dáng rất đỗi bắt mắt của một người con gái. Có người bảo, con Đông khiến ông già cũng phải thèm thuồng, huống hồ lũ thanh niên. Kỳ thực, tôi là thằng trai mới lớn, cũng có những giây phút rời rợn sống lưng khi chị đi ngang qua.

Hầu như đêm nào chị Đông và anh Mỹ cũng đi với nhau. Hương thơm từ mái tóc chị toả ra ngào ngạt, tôi nín thở để dồn sức hút hà khi có cơ hội, nhưng cũng phải bí mật để anh Mỹ không biết. Tôi không biết là mình sẽ còn bé nhỏ đến bao giờ nữa. Tôi muốn cao, nặng bằng anh Mỹ, để được tham gia vào đám thanh niên, có “vai vế” khi đi tìm người yêu. Vì thế mà tôi cố gắng ăn cho thật khoẻ. Nhưng tôi vẫn thấy mình thấp hơn anh Mỹ. Mẹ thì vẫn bảo tôi là thằng Cu, có lần tôi đã nói với mẹ: “Con đã lớn, đừng gọi con là cu nữa”. Mẹ cười khành khạch, cả cha tôi cũng cười. “Thằng Khá mãi là thằng Cu, có to đầu đến mấy cũng chỉ vậy thôi”. Tôi bặm môi, quyết không chịu, nhưng vẫn chưa ai coi tôi là người lớn.

Còn nhớ rất rõ anh Mỹ giành lại được chị Đông từ tay anh Chìu thế nào. Lúc đó tôi đã tôn anh Mỹ là một người tài, đã giành lại được tình yêu từ chị Đông. Đúng ra ngày đó chị Đông thích anh Mỹ trước, nhưng nhà anh Chìu giàu, có cái gì cũng mang ra cho chị Đông. Từ cái bánh trứng hay quả bưởi, anh Chìu cứ mang ra ấn vào tay Đông và bắt chị ăn, và thế là nhận là người yêu mình. Ai nói thì anh Chìu trố mắt lên: “Không yêu sao nó ăn bánh tao đưa, lại còn khen ngon nữa”. Trong mọi chuyện, anh Chìu luôn tỏ ra lầm lì, táo tợn, lấn lướt anh Mỹ. Anh tôi nhà nghèo, chẳng có gì mà đem đi lấy lòng người đẹp, cứ ngậm ngùi lủi thủi ngoài ngõ. Mấy anh bạn của anh Mỹ động viên, khích lệ. Họ nói: “Thằng Chìu không có tài cán gì đâu, chỉ cậy giàu thôi. Mà giàu có là do bố mẹ nó chứ nó có đâu. Mày không được đầu hàng”. Anh Mỹ lắc đầu: “Tao sợ Đông chê nhà tao nghèo. Chắc thằng Chìu cướp mất của tao thôi. Trong mắt cô ấy, tao chỉ được mỗi cái chịu khó làm lụng”. Lòng tự ti của anh Mỹ có thể giết chết ý chí anh, nhưng những người bạn tốt kia đã giúp anh, cho anh nhụê khí. Về sau, chỉ bằng sự giản dị chân thành, anh Mỹ đã thắng. Nhà anh Chìu tuy giàu, nhưng bố mẹ hay đánh nhau, họ mạc thường xô xát. Anh Chìu cũng có lần bị thằng em trai cầm dao chém sượt bả vai, toé máu phải đi bệnh viện. Người ta nói nhà giàu thường khinh người, hống hách. Anh Chìu hay khoe của. Nên mỗi lần như vậy đều bị “mất điểm” trước chị Đông. Anh Chìu biết đối thủ của mình là ai, và người đó đang “tấn công’’ chị Đông như thế nào. Ức lắm. Có đêm gặp nhau đầu đình, anh Chìu chặn anh Mỹ:

“Nhà mày không xứng với nhà Đông đâu. Mày cũng vậy, ai cũng biết là mày không thể bằng tao. Từ bỏ ý định đi”.

Anh Mỹ không chịu:

“Mày chẳng là cái gì cả. Đồ hách dịch. Tao sẽ bảo vệ cô ấy, tao tin cô ấy chẳng ưa đồ công tử bột như mày đâu”.

Chìu điên tiết, suýt nữa hai chàng trai xông vào đánh nhau. May mắn có đám trai làng kéo ra. Chìu quyết tâm chinh phục Đông. Anh nói thẳng: “Em đừng yêu thằng Mỹ nghèo kiết đó. Hãy lấy anh đi, anh cho em giàu có, sung sướng". Sự vồ vập thô thiển của Chìu khiến chị Đông sợ. Chị bỏ chạy. Từ đó thường xuyên tìm cách trốn Chìu khi anh ta đi tìm.

Chị Đông sẽ làm dâu cha mẹ tôi, làm vợ anh Mỹ và làm chị dâu tôi. Điều đó thật đáng hãnh diện, vì trong mắt bà con trong làng, chị Đông đẹp người, đẹp nết. Chàng trai nào vớ được chị như vớ được vàng. Chị thường xuyên đến nhà tôi với anh Mỹ. Vụ cấy hay gặt hái, chị đi làm đổi công với anh Mỹ, còn nấu cơm ăn ở nhà tôi nữa. Mỗi khi như vậy, tôi thích lắm. Tôi thích ngắm chị từ phía sau. Thích nhìn phần gáy sau đầu trắng muốt. Thích nhìn đôi mông mẩy có lằn ranh của quần lót bên trong. Thích nhìn cả lưng thon và phần ngực nưng nức nhô cao. Anh Mỹ sẽ chẳng biết những thèm khát trong tôi. Ước gì được chị bế trong tay, hay áp đầu vào ngực chị mà hà hít hương thơm, hoặc là ôm ngang người chị cũng được. Ôi, giá như, giá như tôi là thằng trai lớn, cao như anh Mỹ, tôi sẽ tìm đến với chị trước, sẽ “tuyên chiến” với bất kể chàng trai nào để giành lấy tình yêu của chị. Nhưng tôi lại chỉ là thằng nhóc, một thằng Cu trong mắt cha mẹ. Sao cha mẹ không sinh tôi ra trước? Tại sao?

Mùa xuân cứ rù rì đến rồi đi, có cái gì đó như thắp lên trên mặt người già sự tiếc nuối. Có nghĩa là đời người đang co ngắn lại. Có người lấy đó làm vui sướng, vì sắp thoát khỏi kiếp sống tạm bợ thế trần, để đến với cuộc sống khác, vĩnh hằng. Cha mẹ tôi cả đời vất vả với ruộng đồng, chỉ lo nuôi nấng cho những đứa con lớn thành người. Bốn anh em, hai trai hai gái là tạm ổn, chẳng quá ít cũng chẳng quá nhiều. Tôi thêm được một tuổi, thấy mình lớn phổng phao. Đầu cao gần bằng anh Mỹ. Hai anh chị vẫn chưa cưới nhau. Anh Mỹ nói để làm ăn, tiết kiệm, rồi vay mượn thêm xây nhà đã. Phải xây được nhà mới làm đám cưới với chị. Như thế, để hai vợ chồng cưới nhau về chỉ việc làm ăn và đẻ con thôi. Đỡ phải nghĩ ngợi nhiều.

Càng ngày tôi càng cảm thấy ghét anh Mỹ, bởi vì anh đang đựơc sở hữu chị Đông. Nhiều đêm anh chị đứng ôm nhau dưới gốc cây bưởi ngõ nhà tôi. Có lúc, anh Mỹ còn dúi chị tựa vào gốc bưởi mà tìm ngực, vần vò. Lúc đó, tôi chỉ muốn mình có sức mạnh, lôi cổ anh Mỹ ra và bảo vệ lấy chị Đông của mình. Nhưng tôi đã chẳng làm được như thế. Tối nào anh và chị đi cùng nhau, thể nào tôi cũng lủi thủi theo sau. Chỉ là để thấy chị làm gì với anh, và đau xót cho mình, chẳng thể làm gì khác được. Bài vở tôi bỏ bễ. Chẳng tha thiết học hành. Mẹ tôi thấy tôi lười học, tha thiết: “Còn mày đấy, hãy chịu khó mà học, xem có thoát ra khỏi cái làng này”. Tôi chỉ cười xoà, buồn rười rượi, rồi cũng vâng lấy một câu để mẹ yên lòng.

Chị Đông nhìn thấy những biểu hiện khang khác khi tôi gặp chị. Ít nói hơn, lầm lì, không cởi mở như trước. “Em sao thế, không muốn chị đến đây à? Sao chị thấy trong mắt em có cái gì đó nhức nhối?’. Tôi chối: “Đâu có gì nhức nhối, đâu có gì khác!”. Tại vì có cha mẹ tôi, có anh Mỹ ở đấy. Nếu không tôi đã có thể manh bạo và nói rằng: đúng là nhức nhối thật, em thích chị mà, em còn trách chị sao không để ý đến những biểu hiện của em. Vậy là tôi vẫn ngậm miệng, bùi ngùi sống lay lắt qua ngày. Tôi học yếu, chuyện đến tai chị, đến tai anh Mỹ. Anh Mỹ chỉ bảo mày lười học thì về mà cày ruộng. Chị Đông nhẹ nhàng hơn: “Cậu Khá phải học thành tài, phải làm rạng danh tổ tông chứ!”

Một năm nữa trôi đi, anh Mỹ đặt được móng nhà. Anh chị quyết định cưới nhau rồi góp vốn làm nhà tiếp. Một hôm ngoài ruộng chỉ có tôi và chị, tôi bâng quơ: “Em chẳng muốn chị Đông cưới tẹo nào”. Chị thảng thốt “Ô hay, sao lại không muốn, em không muốn chị là chị dâu em à?”. Tôi không giấu được cảm xúc: “Em không muốn thế, chị có biết không? Bởi vì…bởi vì…em…” Tôi không đủ dũng cảm nói được hết câu, chạy một mạch thẳng ra bở đê, rồi cứ để quần áo đó, nhảy xuống, bơi một mạch sang bờ bên kia.

Đám cưới vẫn diễn ra. Ngày cưới anh chị, tôi không giúp được gì, lẻn ra bờ sông ngồi hát một mình, cho trời mây xanh ngai ngái nghe. Mãi gần trưa mới mò về, nhà đông khách ăn uống. Cha tôi hỏi mày đi đâu? Tôi nói mình bị đau đầu, rồi ngồi vào mâm với mấy anh làm cỗ, rót rượu ra uống tì tì. Ai cũng thấy lạ, tôi cũng lạ. Không hiểu sao mình uống được nhiều thế. Uống rồi say, ngủ thiếp đi, tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường nhà bác An hàng xóm. Đám rước dâu cũng đã xong. Thế là hết, tôi chẳng còn một hy vọng nào. Mọi chuyện đã ngã ngũ. Chị đã thành vợ của anh Mỹ. Tôi càng căm anh Mỹ hơn, nhưng vẫn phải sống gần nhau. Trớ trêu quá chừng.

Cưới được một tháng thì anh Mỹ ra Hà Nội làm thuê để có tiền làm nốt ngôi nhà. Anh Bờm nhà bác Sáng cũng đi làm thuê và có tiền đem về làm nhà. Anh Mỹ mang ước mơ của mình lên phố, bỏ lại chị Đông ở nhà. Tôi thấy khó xử vô cùng, mỗi khi chỉ có hai chị em với nhau. Miệng tôi cứng đơ, không nói được lời nào. Chỉ có chị Đông là chịu khơi chuyện cốt để không khí bớt căng thẳng. Nhưng chị càng nói tôi càng không vui. Có ngày, tôi chán đời, leo lên cây nhãn đầu bếp ngồi nhìn ra đồng xa. Chị Đông đi chở gạo về, nóng ra giếng tắm. Nhà tắm xây bằng gạch cao quá đầu người không có mái che. Tôi ở trên nên đã nhìn thấy hết. Người chị trắng như trứng gà bóc. Những gáo nước mát rượi làm má chị đỏ hây hây. Hai vòm ngực nhô cao lên. Và cặp đùi cũng rất đỗi to. Tôi hà hít trên cao, suýt nữa trượt chân rơi xuống. Chị Đông không biết nên cứ thản nhiên kỳ cọ, dội nước cho thoả thích. Đêm đến, tôi mơ màng nhớ đến làn da trắng của chị trong nhà tắm mà thèm muốn. Lại một ngày, quãng chập tối, cha mẹ tôi về quê ngoại, chỉ có hai chị em ở nhà. Chị Đông vào nhà tắm, tôi nghe thấy tiếng dội nước ào ào. Tôi đẩy cửa lao vào. Chị Đông sờ sững: “Chú làm gì vậy? Ra ngay”. Tôi thảng thốt: “Chị Đông, em, em rất thích chị, em muốn tắm cùng chị”. Đôi tay chị đã túm lấy quần áo và che lên người từ lúc nào. Chị lắc đầu, đuổi tôi ra. Tôi làm hiệu để chị đừng kêu lên. “Em chỉ muốn được tắm cùng chị thôi. Người chị đẹp lắm!”. “Không bao giờ, chú Khá, chú ra đi. Anh Mỹ về chị sẽ mách anh ấy để anh ấy giết chú. Chị sẽ mách cả bố mẹ nữa” Tôi tỏ ra bất cần “Chị cứ đi mà mách, em chết cũng được. Không được tắm cùng chị thì sống có ý nghĩa gì”.

Chị Đông không chấp nhận chuyện đó. Và khi anh Mỹ về chị không mách. Cha mẹ tôi chị cũng giấu chuyện này. Chị tránh những buổi chỉ có hai người ở nhà. Nếu cha mẹ tôi đi vắng thì chị sang nhà mẹ đẻ. Mỗi lúc giáp mặt tôi chị thấy ngượng ngùng, chẳng còn khơi chuyện nói với tôi như trước.

Năm đó tôi không thi vào trường đại học nào, vì nghĩ có thi cũng không đỗ. Tôi đi học nghề sửa chữa xe máy, sau này sẽ mở một cửa hiệu sửa chữa. Đêm trước ngày đi, tôi tìm mọi cách để được nói chuyện với chị Đông. Gọi chị xuống nhà dưới khi cha mẹ đã đi ngủ, tôi thầm thĩ:

“Em không biết sau này có yêu được ai nữa không. Nhưng quả thực, em quá yêu chị, từ lâu rồi. Chẳng qua là những ngày đó em không đủ lớn để đi chinh phục chị. Nếu là bây giờ, em đã…”

Chị Đông từ tốn: “Khá à, chị đã là chị dâu em rồi, là vợ của anh trai em. Chẳng thể nào khác được nữa. Cậu hãy ra đời, học hành cho tử tế, rồi sẽ tìm được người con gái xinh xắn, em yêu lấy người đó. Mọi chuyện với chị, hãy để cho nó ngủ yên, em nhé. Chị cũng phải nói với em rằng, nếu được làm lại, chị sẽ làm khác… nhưng thôi, em đi nghỉ đi…”

Tôi biết là phải nên như thế. Tôi không thể làm khuynh đảo tất cả. Anh Mỹ không có tội tình gì. Chị Đông cũng chẳng có tội gì, chỉ tại tôi quá si tình. Đêm đó, tôi nằm mà không sao chợp mắt. Chỉ thấy cay cay nơi khóe mắt, nghĩ thương cho tình đầu của mình thật oái oăm. Sau này, mỗi khi tôi về, đều cố gắng để trò chuyện thân mật với chị, và thấy rằng, chưa tìm được người con gái nào mà tôi si mê như chị. Chị mãi là người con gái đẹp trong lòng tôi. Dù sao chị cũng đã thừa nhận có chút tình cảm với tôi, thế là đủ rồi. Chẳng còn mong muốn gì hơn nữa.

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Học

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.