[Truyện ngắn] Dì Tho

[Truyện ngắn] Dì Tho
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có khi nào sinh được con trai mẹ sẽ không đi lấy chồng nữa không? Như bà nội ấy. Cả bà Hiếng, bà Mơ, những người đàn bà nuôi con một mình. Mẹ khác. Mẹ chẳng như bà nội, dù mẹ cũng trẻ như bà nội.

Nhưng chị em Tho là con gái. Có phải vì là con gái nên mẹ phải đi lấy chồng. Để mẹ sinh con trai. Để suốt ngày mẹ phải cắm mặt trên bờ đê ấy cắt cỏ. Không có thời gian về thăm chị em Tho. Tho chạy. Chạy miết như ma đuổi trên đê với suy nghĩ ấy.

Vừa đi vừa chạy cả tiếng đồng hồ thì Tho nhìn thấy mẹ đang cắm cúi cắt cỏ bên người đàn ông ấy. Tho hét lên: “Mẹ mà lấy chồng là con chết ngay cho mẹ xem”. Nói xong thì Tho khụy xuống. Cái liềm rời khỏi tay, mẹ vội chạy tới ôm lấy Tho mà khóc. Người kia chỉ đứng lặng lẽ nhìn.

Trở về nhà, mẹ nằm vật ra vì ốm. Bà nội không nói gì, bà hay thắp nhang lên ban thờ. Một mình chị Thơm gồng gánh ra cắt cỏ thay mẹ. Nhà chỉ có một con trâu, nhưng chị Thơm tham việc, vừa chăn trâu vừa cắt cỏ còn để bán lấy tiền mua rau mắm. Còn Tho, chẳng bao giờ Tho thích đi cắt cỏ. Tho chỉ đi bắt cua, tát cá với bọn con trai. Nhưng cũng từ hai tháng nay, Tho sắm cái mẹt, theo thằng Quẩy, cái Mún nhảy tàu bán hàng thuốc lá, thuốc lào, kẹo lạc, bánh gai, nước vối… Giờ thì mẹ ốm. Tho nghỉ bán, ở nhà quanh quẩn trông mẹ. Nghỉ tới chục chuyến tàu để trông mẹ, vậy mà Tho vẫn không giữ nổi mẹ. Mẹ theo người kia đi về phía cuối dòng sông. Lúc ấy, Tho vừa mười ba tuổi, còn chị Thơm mười lăm.

Hôm ấy, Tho vừa xuống tàu, cái Hũn đã chạy lại thông báo tin dữ, chị Thơm đã chạy ra sông tự tử vì không chịu được nỗi nhục bị thằng Tây Rép hãm hại. Tho quẳng cả mẹt hàng đi, băng qua cánh đồng, chạy tắt ra bờ sông. Người ta đang cứu chữa cho chị.

Đêm qua, một con tàu chở vũ khí của giặc qua sông bị du kích đánh đắm, vũ khí hư hỏng nặng, bị chìm, bị cướp mất, tám thằng lính Tây thiệt mạng, xác nổi lềnh phềnh trên sông. Bọn lính trong đồn sợ không dám tới gần, phải thuê mấy người dân chuyên chài lưới vớt xác đồng bọn lên.

Sáng sớm, chợ họp phiên đầu tháng. Bọn Tây đã tràn vào làng càn quét. Bà nội Tho và mọi người bị cướp hết hàng. Ai cũng tức nhưng không dám phản kháng. Sau đó, chúng xông vào làng lùng bắt bác Chì, bác Vận, bác Du, anh Sân, anh Nguyên giải ra đình. Chúng đánh đập dã man để buộc mọi người khai ra vụ đánh đắm tàu, nhưng tuyệt không ai hé nửa lời. Bất lực, chúng đành trói người lại, đợi tàu về chở đi, nói là sẽ đem xử bắn. Chúng còn sang làng Tĩnh lùng bắt một toán Việt Minh bảy người nữa, cũng dẫn giải đến đây. Thằng Rép, trưởng đồn chửi tục bằng tiếng Việt rằng để trả thù cho đồng bọn phen này sẽ hủy diệt. Làng nước nhốn nháo. Người nhà kêu khóc thảm thiết.

Bà vội về kể chuyện ấy cho Tho. Bà vừa nhắc tới tên anh Sân, Tho vội bịt miệng bà lại, chỉ vào trong buồng, sợ chị Thơm nghe thấy, vì anh Sân là người yêu của chị. Nhưng chị Thơm đã nghe thấy. Chị với cái nón, chạy vù đi. Tho chạy theo sau. Đình làng chật cứng người lớn, trẻ con, người khóc lóc, kẻ kêu xin, váng cả góc trời. Phía sân trong, bọn lính đang thúc báng súng vào lưng những người bị bắt để còng thành từng xiên. Thằng Rép giơ dùi cui lên phang vào họ túi bụi, mắt nó đỏ ngầu như máu. Tàu đỗ vào ga. Đám người bị lùa đi. Chợt anh Sân nhìn thấy chị Thơm đang đứng lẫn trong đám đông, anh Sân nghển cổ định nhoài ra nói câu gì đó thì bị thằng Rép cho một cái báng súng vào mang tai, anh cứng họng. Chị Thơm ngồi thụp xuống đất khóc. Tàu chuyển bánh.

Cả làng chìm trong đau thương. Người ta kháo nhau, nếu cũng như đợt càn quét trước thì mười hai người đàn ông này sẽ bị giải xuống phía Cầu Cất và bị tử hình. Biết tin đó, sáng hôm sau, Tho nói dối chị Thơm đi kiếm nguồn hàng rồi cùng thằng Quẩy, con bác Vận đi bộ hai chục cây số xuống Cầu Cất nghe ngóng tin tức. Hỏi thăm mấy ông già gần đó kể, đêm qua chúng có bắn mười đồng chí Việt Minh rồi hất xác xuống sông, nước lũ đang về mạnh, nên khi chúng rút người dân ra tìm xác thì không thấy, chỉ thấy những vệt máu, đám Việt Minh còn lại chúng lùa lên xe chở đi mất. Thằng Quẩy khóc, không biết thầy nó còn sống hay đã chết. Tho vỗ vai nó, điềm nhiên: “Khóc được ích gì”.

Hai đứa lại đi dọc đường tàu về. Tới làng thì trời sâm sẩm tối. Nhìn lên đồn thấy có vẻ yên tĩnh, Tho rủ Quẩy xuống sông tắm, vớt rọ tôm Tho đánh từ tối qua còn chưa kịp đổ. Hai đứa đi lộn lên gốc gạo rồi mới nhảy ùm xuống sông.

Chị Thơm nôn khan cả ngày nay. Chị biết mình có chửa. Chị không ăn, cứ tự đấm bụng mình thùm thụp. Mẹ về. Ba mẹ con đi bộ đến nhà bà lang. Đợi một tiếng nữa thì bà lang sắc xong bát thuốc. Đến lúc bê bát thuốc lên miệng để uống, chẳng ngờ, chị Thơm lại nức nở khóc rồi bất ngờ hất tung bát thuốc xuống nền nhà. Nước thuốc đen ngòm, sủi tăm bọt xèo xèo trước khi ngấm hết vào đất.

Đưa chị về nhà xong là mẹ cũng tất tả quang gánh đi về phía cuối con sông. Nhà chồng mới không thể thiếu mẹ, thằng Tép còn bé không thể thiếu sữa mẹ một đêm. Mẹ lên tới triền đê, Tho chạy theo dặn: “Nếu con vắng nhà, mẹ nhớ năng về với chị Thơm được không”. Mẹ lặng lẽ gật đầu. Tho đứng nhìn bóng mẹ mất hút sau rặng tre.

Trăng sáng. Làng yên tĩnh lạ. Từ khi những người đàn ông trong làng bị bắt đi thì chưa đến tối nhà nào cũng đã đóng cửa, cài cổng sớm. Bên ngọn đèn dầu tù mù bà đang ngồi tuốt rơm bện chổi. Chị Thơm mệt quá đã thiếp đi. Tho đi ra đầu nhà, men theo vườn cây, lên bờ sông. Một màu sương trắng. Nước từ trên thượng nguồn đổ về, sóng vỗ oàm oạp. Xa xa, tiếng còi tàu rú lên trước khi vào ga. Những ánh đèn pin loang loáng, những bước chân rầm rập, mấy thằng Tây vừa đổ bộ xuống ga. Nấp trong gốc tre, Tho nhìn thấy thằng Rép vừa đi vừa vung chân, vung tay, áo nó phanh ra để lộ hình xăm con sư tử nhe răng dữ tợn trước ngực. Tho muốn mình biến thành con sư tử để vồ xé rách ngực nó, moi tim của nó ra cho hả dạ.

Chị Thơm định vác quang đi cắt cỏ. Chị bảo, cỏ đang lên tốt, nếu không cắt, cỏ ăn vào ruộng thì sâu bọ làm hỏng hết lúa má, với lại cắt một sáng cũng kiếm được hai bơ gạo, lại còn con trâu cũng không thể bỏ đói được. Bà giữ lại không cho đi, dạo này thằng Rép hay dẫn lính vào làng lùng sục bắt bớ, trộm cướp ác lắm, hãy thư thả đã, trâu thì bà ràng sau nhà cho ăn rơm cũng được. Nhưng chị Thơm cứ đi. Bà kéo tay chị Thơm lại, bảo:

- Vậy bà đi.

Tho chạy ra giằng lấy đòn gánh và đôi quang trên vai chị, rồi ấn bà lùi vào trong bếp.

- Để cháu.

Hai người kia ngạc nhiên. Từ bé đến lớn chưa bao giờ Tho đi cắt cỏ. Tho chỉ thích đi bắt cua, bắt cá, tắm sông, rồi giờ thì nhảy tàu bán hàng. Bà gàn:

- Mày cũng không được đi. Nhỡ có chuyện gì nữa thì bà có chết không nhắm được mắt.

- Chẳng có chuyện gì đâu - Tho quả quyết.

Tho cắt xong được một bờ ruộng, ánh nắng đã chiếu thẳng đứng. Tho vã mồ hôi, người nóng bức, bèn cởi khăn, áo nhảy tòm xuống sông tắm. Vừa lúc Tho bơi ra tới đám hoa súng định hái thì có tiếng súng nổ, con chim bói cá ngã quay đơ xuống chiếc lá sen non. Sau bụi tre, thằng Rép rời súng khỏi tầm ngắm, nhìn Tho cười khình khịch, mắt nó đỏ như mắt cá chày. Tho hốt hoảng, núp sau mấy bông súng, nhưng đôi mắt cá chày của nó vẫn nhìn như hút vào vòm ngực non mới nhú của Tho.

Nước sông sóng sánh. Thằng Rép lao vun vút xuống sông. Tho bơi cuống cuồng qua đám hoa súng, cố để lên nhanh tới bãi ngô giữa sông. Còn vài sải tay nữa thì Tho bị thằng Rép tóm được chân, lôi giật ngược lại, nước chảy vào mũi, vào miệng. Tho nghẹt thở, ho sặc sụa. Thằng Rép vờn Tho như mèo vờn chuột. Thấy Tho đau đớn, nó cười ré lên, rồi lại nhả Tho ra. Tho bám được vào một cành si, lấy đà đạp vào bụng nó một cái rồi vội leo lên bãi. Thằng Rép bị đau, chửi tục, ngồi bật ngược trở dậy lao đến xé toạc áo quần của Tho. Trong lúc nó cúi xuống định kẹp chân Tho để Tho không giãy giụa thì tay phải của Tho lần được khẩu súng trong đám rễ si. Đoàng... Mấy con chim bay vút lên. Máu đỏ phọt lên ngực Tho. Thằng Rép trợn ngược mắt rồi đổ vật xuống. Tới chiều tối thì bọn lính trên đồn tìm thấy xác thằng Rép bên bãi ngô giữa sông. Một viên đạn găm vào giữa ngực trái của nó.

Ba ngày sau, nhân lúc bọn lính trong đồn mải tiếp nhận hàng từ tàu chuyển xuống, lơ là tuần tra dọc bờ sông, thằng Quẩy lẻn bơi qua sông ra bãi ngô, tìm mãi dưới đám rễ si mà chẳng thấy khẩu súng mà nó và Tho đã giấu hôm hai đứa ra tắm sông rồi vớ được. Nhớ lại lời Tho thủng thẳng nói lúc hai đứa đem súng giấu đi: “Tao muốn giết thằng chó đó”, Quẩy liền chạy về nhà bà Tho. Thấy bà và chị Thơm đang khóc vì Tho mất tích mấy ngày nay, Quẩy bảo, hai người đừng khóc nữa, cái Tho chắc không chết được đâu.

Chị Thơm sinh ra thằng Nam tóc xoăn, mắt xanh. Chị vẫn cắt cỏ chăn trâu, còn bà lần hồi cái chổi, con cua, cái tép. Hòa bình lập lại, bọn lính trên đồn đã rút chạy hết. Tho vẫn biệt vô âm tín. Khi Nam biết chăn trâu, đánh dậm giỏi thì cụ nội mất.

Hôm ấy, các gia đình trong làng thổi xôi đóng oản cùng làm giỗ trận cho những người đàn ông, con trai của làng bị bọn lính Tây bắt đi xử tử thì có đoàn cán bộ cấp trên về xã tuyển quân. Nam đánh trâu ra đồng từ ba giờ sáng để không lỡ ruộng cấy cho mẹ. Mặt trời nhô lên bằng cái đòn gánh trên ngọn tre thì Nam cũng cày bừa xong thửa ruộng ven sông. Dắt trâu về đến cổng, Nam đã ngửi thấy mùi xôi chè bay lên, bấy giờ bụng Nam mới réo lên ùng ục. Chợt Nam khựng người lại vì nhìn thấy mẹ đang ôm một người phụ nữ mặc quân phục bạc màu, cả hai đang đứng trước ban thờ mà cứ nức nở khóc như con nít. Người phụ nữ gạt nước mắt, quay ra nhìn Nam.

- Thằng bé đã cao hơn cả dì Tho rồi này.

Mẹ gạt nước mắt, nói:

- Dì Tho của con đấy, thì ra bấy nhiêu năm dì đi kháng chiến, nay đoàn cán bộ về xã tuyển quân, dì mới có dịp về thăm nhà được. Lại với dì đi con!

Dì Tho nắm tay, vuốt tóc Nam âu yếm, rồi dì dang cánh tay ôm Nam vào lòng, dì cười mà hai hàng nước mắt cứ chảy dài trên má.

Đọc thêm

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm
(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.