Trung Quốc thay đổi quy trình giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu Tân Thanh

Trung Quốc thay đổi quy trình giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu Tân Thanh sẽ phát sinh một số khó khăn và chi phí cho doanh nghiệp.
Trung Quốc thay đổi quy trình giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu Tân Thanh sẽ phát sinh một số khó khăn và chi phí cho doanh nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quy trình giao nhận hàng hoá qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã có sự thay đổi sau khi phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp để phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 19/8, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quy trình chống dịch phía Trung Quốc đã có một số thay đổi, theo đó sẽ phát sinh chi phí cũng như khó khăn hơn cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Sở Công Thương Lạng Sơn cũng đã có khuyến cáo tới Sở Công Thương các địa phương có doanh nghiệp thực hiện việc xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn (đặc biệt là xuất khẩu nông sản) lưu ý cũng như hướng dẫn đối với doanh nghiệp.

Theo đó, từ ngày 18/8, phía Trung Quốc yêu cầu thay đổi quy trình giao nhận hàng qua Cửa khẩu Tân Thanh với lý do để nâng cấp công tác phòng chống dịch của Trung Quốc.

Cụ thể, tuyệt đối không cho tài xế và chủ hàng đưa xe hàng sang bên phía Trung Quốc và phải giao xe hàng để tài xế của phía Trung Quốc đưa đến nơi giao hàng tại khu vực cửa khẩu Pò Chài. Sau khi hết hàng trên xe, tài xế phía Trung Quốc sẽ điều khiển xe không ra bãi trao trả cho tài xế phía Việt Nam. Thay đổi này được Trung Quốc đưa ra khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng với những thay đổi đáng kể trên, sẽ phát sinh một số khó khăn và chi phí cho doanh nghiệp, xuất hàng chậm hơn cũng như sẽ phát sinh một số rủi ro.

Cơ quan này cũng đề nghị Sở Công Thương các địa phương có khuyến cáo giúp đến các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, chủ động trong việc vận chuyển nông sản xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn trong thời gian này để tránh thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trước đó, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho rằng, việc điều chỉnh quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng lái xe chuyên trách Việt Nam giao xe (gồm xe hàng và xe không hàng) cho tài xế chuyên trách người Trung Quốc có khả năng sẽ phát sinh nhiều vấn đề như không đảm bảo chất lượng hàng hóa, việc vận hành phương tiện dễ phát sinh các tranh chấp, phát sinh chi phí thuê tài xế chuyên trách, chi phí liên quan bảo hiểm hàng hóa.

Để hạn chế các vấn đề vừa nêu, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đề nghị phía Trung Quốc cung cấp đầu mối cán bộ, cơ quan để kịp thời hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Đồng thời, thông báo danh sách, thông tin chi tiết về tài xế chuyên trách người Trung Quốc tiếp nhận phương tiện của Việt Nam, công khai mức giá thuê tài xế chuyên trách Trung Quốc.

Trường hợp phát sinh các vấn đề, tranh chấp trong quá trình triển khai thực hiện thì cơ quan chức năng hai bên kịp thời trao đổi thông tin, thống nhất các giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan để giải quyết.

“Thông tin cập nhật từ các cửa khẩu Lạng Sơn ngày 18/8 cho thấy, vẫn còn lượng lớn xe tồn, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như công tác phòng chống dịch COVID-19.

Tại cửa khẩu Hữu Nghị, tính đến ngày 18/8 đã xuất 312 xe, nhập 484 xe (trong đó 465 xe hàng, 19 xe mới); Xe Việt Nam tồn tại Trung Quốc là 352 xe, xe Việt Nam chờ xuất sang Trung Quốc là 115 xe.

Cửa khẩu Tân Thanh, ngày 18/8 ghi nhận xuất 133 xe (trong đó 115 xe hàng, 18 xe không) “thanh long 67 xe”; Nhập 133 xe (trong đó 43 xe hàng, 90 xe không); Tồn tại Trung Quốc 597 xe, tồn bãi Bảo Nguyên 290 xe; Xe Trung Quốc tồn tại bãi 20 xe”

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Năm 2023: Kỳ vọng thị trường chứng khoán bứt phá

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh cồng khai trương phiên GDCK đầu năm 2023.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tin tưởng, với sự nỗ lực của Chính phủ nhằm giữ vững nền kinh tế vĩ mô và những giải pháp thiết thực, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ có một năm 2023 trở lại mạnh mẽ, phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Vietcombank công bố thông tin quan trọng về cơ cấu tổ chức

Vietcombank đang có hơn 2 vạn cán bộ, nhân viên, là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam
(PLVN) -  Thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã công bố quyết định thành lập Khối Vận hành và nhân sự lãnh đạo Nhóm nghiên cứu tại các đơn vị Trụ sở chính. Những động thái này cho thấy, Vietcombank đã, đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược là trở thành trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á và 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới...

Nghe Thương vụ bày cách đưa hàng vào RCEP

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm nay - 8/6, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các thị trường thành viên RCEP (Australia, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc) tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường RCEP.

Cứ mỗi giờ, Viettel lại có một ý tưởng mới

Viettel có 51 bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, 11 bằng bảo hộ độc quyền sáng chế tại Mỹ...
(PLVN) - Trong 10 năm từ 2011 - 2021, Viettel có 79 nghìn sáng kiến, ý tưởng, trung bình mỗi giờ có thêm một ý tưởng mới. Trong số này, hơn 10 nghìn sáng kiến ý tưởng được công nhận, làm lợi hơn 5,3 ngàn tỷ đồng...

Những thương hiệu mạnh 'tựa' vào nhau

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) vừa thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Hai bên đã thống nhất được gì cho năm 2022?

Tập đoàn Prudential có Tổng Giám đốc mới

Tập đoàn Prudential có Tổng Giám đốc mới
(PLVN)- Tập đoàn Prudential vừa thông báo bổ nhiệm ông Anil Wadhwani đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn kể từ tháng 2/2023, khi tập đoàn này tiếp tục thúc đẩy trọng tâm phát triển tại khu vực châu Á.

Từ những món nợ ngàn tỷ tới tài khoản ‘rủng rỉnh’ tỷ USD

Công trình khai thác dầu khí trên biển của PVEP
(PLVN) - Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) đã chính thức bước sang “tuổi” 15, với một chỗ đứng vững chắc trong ngành Năng lượng. Hành trình xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp này đan xen nhiều khó khăn, thuận lợi như thử thách tinh thần lao động dầu khí nhất là với những người “đứng mũi chịu sào” ở đây.