Trung – Mỹ chiến tranh thương mại, doanh nghiệp Việt linh hoạt vẫn 'sống khỏe'

TS Nguyễn Đức Thành
TS Nguyễn Đức Thành
(PLO) - Theo TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chiến tranh thương mại (CTTM) Trung – Mỹ sẽ có ảnh hưởng phức tạp, đa dạng, nhiều chiều đến Việt Nam, nhưng nếu DN Việt Nam linh hoạt thì vẫn “sống khỏe”…

Thưa ông, cuộc chiến này ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu (XK) của Việt Nam? 

- CTTM Mỹ - Trung sẽ có ảnh hưởng phức tạp, đa dạng, nhiều chiều. Ảnh hưởng lớn nhất là đến tỷ giá, khi tương quan giữa các đồng tiền sẽ thay đổi. VND cũng nằm trong tương quan chung đó. Tôi thấy bức tranh này là bức tranh pha trộn, bởi nhập hàng nguyên liệu từ Trung Quốc về để chế biến thì rẻ đi (nhờ tỷ giá), trong khi XK sang Mỹ lại đắt lên (cũng do tỷ giá khi VND yếu đi). Thậm chí là với nhiều hàng hóa của Trung Quốc XK sang Mỹ nay bị ngăn chặn, đánh thuế cao lên thì các hàng XK tương tự của Việt Nam vào Mỹ cũng sẽ được lợi. Hay một yếu tố nữa là với các hàng hóa của Mỹ XK sang Trung Quốc nay bị Trung Quốc trả đũa - mà đấy cũng là những mặt hàng mà Việt Nam đang XK sang Trung Quốc - thì có thể hàng Việt Nam thay thế được phần nào nên cũng có thể được lợi. 

Mặt tiêu cực, hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam (chủ yếu là hàng giá rẻ), áp lực về lượng cung thừa, tỷ giá... có thể tăng lên. Nên tôi cho rằng đây là một bức tranh pha trộn, nhưng xét tổng thể thì Việt Nam có thể có lợi nhiều hơn.

Ngoài vấn đề tỷ giá, Việt Nam có thể đối phó thế nào trước những thách thức từ cuộc chiến này, như việc hàng hóa Trung Quốc có thể vào mạnh hơn?

- Tôi nghĩ ứng xử cần tùy theo nhóm hàng từ Trung Quốc. Đối với hàng tiêu dùng của Trung Quốc thì cần phải có sự thận trọng. Về lý thuyết cũng không khó, như tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu, đặt ra các điều kiện như cách chúng ta đang làm với ô tô nhập khẩu từ ASEAN (mà dường như đang phát huy tác dụng rất hiệu quả). Vậy vấn đề là có làm được không và chúng ta phải nhận thức được rõ và quyết tâm thì mới có thể phần nào làm được. Nhưng cũng cần thận trọng với khả năng “trả đũa”, vì nếu họ thấy mình có những biện pháp rõ ràng để ngăn chặn hàng hóa của họ thì họ sẽ “trả đũa” hàng hóa của mình. Ở đây đúng kiểu là chúng ta ở vị thế có thể chịu “tai bay, vạ gió”.

Còn đối với hàng nguyên liệu từ Trung Quốc, tôi nghĩ không cần phải đối phó gì. Lý do như tôi đã phân tích ở trên, nguyên liệu mua về để sản xuất rồi lại XK đi Mỹ mà hàng nguyên liệu NK về thì rẻ (do đồng NDT giảm) sau đó qua sản xuất, chế biến rồi bán sang Mỹ thì được lợi (do USD tăng), như vậy chúng ta được lợi kép. Nên điều này sẽ có lợi cho các DN XK của Việt Nam, tức là có lợi về giá, dù lượng có thể vẫn vậy. 

Tóm lại bức tranh này rất pha trộn, người được lợi, người bị ảnh hưởng tiêu cực chứ không phải chịu thiệt hại hết. Nên những DN linh hoạt thì vẫn sống khoẻ, còn DN như lĩnh vực nông sản chẳng hạn, nếu chỉ XK sang Trung Quốc  thì sẽ bị ảnh hưởng.

Có ý kiến cho rằng, CTTM này có thể khiến nhiều hàng của Trung Quốc sang Việt Nam và chỉ đóng mác để xuất sang Mỹ như là một hình thức “tạm nhập, tái xuất”. Theo ông, điều này có phương hại gì đến hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ?

- Tình trạng “tạm nhập, tái xuất” đã diễn ra từ trước rồi nhưng với cuộc chiến này có thể sẽ mạnh hơn, gia tăng hơn nữa. Điều này thì Việt Nam không có lợi gì ngoài có thể có một chút thu về từ dịch vụ. Quan trọng là việc này nếu bị lạm dụng, trên quy mô lớn thì Mỹ có thể sẽ áp dụng biện pháp điều tra truy nguyên nguồn gốc và sẽ có giải pháp “xử”.

Còn về sức ép của hàng hóa Trung Quốc đổ dồn sang Việt Nam thì có thể Việt Nam bị ảnh hưởng, nhưng chỉ ở “rìa cơn bão”, tức là không phải hàng hóa Trung Quốc không vào được Mỹ thì quay về tràn vào Việt Nam. Câu chuyện không đơn giản như thế và thị trường của chúng ta cũng không thể nào hấp thụ được ở quy mô đó. Nên tôi cho rằng, hàng hóa Trung Quốc sẽ tiếp tục hướng vào Mỹ, chỉ là sẽ qua con đường nào, kênh nào mà thôi. Và trong những ảnh hưởng rơi rớt của “cơn bão” như vậy thì sẽ có những ảnh hưởng đến Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.