Vòng tròn thiêng liêng ở Trường Sa

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
(PLO) - Trung tâm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma là bảo tàng được xây dựng theo hình tròn với ý tưởng của “Vòng tròn bất tử”. Ý tưởng lấy cảm xúc từ hình ảnh của những người lính nắm chặt tay nhau thành vòng tròn đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc... 
Trong mỗi chuyến thăm quần đảo Trường Sa, các đoàn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân từ trong đất liền đều dành những giây phút thiêng liêng thả vòng hoa xuống biển tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những ngày tháng 7, trong lòng mỗi người con đất Việt, các anh hùng, liệt sĩ chính là tượng đài vững bền mãi mãi.
Rưng rưng nước mắt giữa biển trời Tổ quốc
Tôi may mắn được đặt chân tới quần đảo Trường Sa trong một chuyến tác nghiệp cuối tháng 4/2012. Đặt chân lên đảo Trường Sa Đông, cả đoàn công tác chúng tôi kính cẩn nghiêng mình thắp hương trước phần mộ hai liệt sĩ còn rất trẻ. Cả hai hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tuần tiễu quanh đảo trong điều kiện thời tiết xấu. Dù bơi rất giỏi nhưng trong lúc nguy nan, thấy đồng đội đuối sức, chiến sĩ trẻ Vương Viết Mão đã dùng hết sức còn lại đẩy đồng đội thoát hiểm và đưa được vào bờ. 
Thấy còn đồng đội vẫn chưa thoát khỏi chiếc  xuồng bị lật úp, Mão một lần nữa quay lại cứu. Sau lần thứ hai dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ, anh bị sóng cuốn đi trong ánh mắt bất lực của đồng đội. Lúc hy sinh, Mão mới chỉ vừa bước sang tuổi 22, đó là một ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2004. Nằm bên cạnh mộ của liệt sĩ Vương Viết Mão là mộ của liệt sĩ Quách Hoàng Lâm, chiến sĩ trẻ ngã xuống tại chính đảo Trường Sa Đông khi mới vừa tròn 20 tuổi.
Kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, Thiếu tá Hải quân nhân dân Việt Nam Trương Phúc Hải nghẹn ngào: “Nhiều chiến sĩ hôm trước vẫn còn nói cười với mình, như Mão chẳng hạn. Hôm trước cậu ấy còn khoe với thủ trưởng rằng mới viết thư về nhà và Tết năm 2004 sẽ là cái Tết đầu tiên cậu ấy xa nhà, lại được ăn tết cùng anh em trên đảo Trường Sa. Vậy mà chỉ hôm sau thôi, Mão đã hy sinh khi cố gắng cứu hai đồng đội. Câu chuyện của Mão vừa bi thương, vừa hào hùng bởi anh em trên đảo Trường Sa Đông luôn coi đó là tấm gương để học hỏi và noi theo. Giữa thời bình vẫn còn có những chiến sĩ ngã xuống là một mất mát vô cùng lớn, không chỉ cho người thân, gia đình mà còn cả lực lượng Hải quân nữa”. 
Dừng một lát, Thiếu tá Hải nói tiếp: “Cuộc sống khó khăn là thế, nhiều thiếu thốn là thế nhưng đảo Trường Sa Đông có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược của quần đảo Trường Sa do chỉ cách đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép chừng hơn 30 hải lý. Điều khiến anh em vẫn đau đáu nhất là 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh năm 1988 vẫn còn nằm đâu đó ngoài đại dương, nhưng không thể thực hiện các công tác tìm kiếm do bị ngăn trở”. 
Nghi lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Trường Sa của Đoàn công tác năm 2012.
 Nghi lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Trường Sa của Đoàn công tác năm 2012.
Kỉ niệm trong những lần đón các đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo, Thiếu tá Hải nói, giọng trầm buồn: “Những lần cầu siêu hay thả vòng hoa tưởng niệm ngày các anh, các chú hy sinh tại đảo Gạc Ma năm 1988, anh em chiến sĩ chỉ biết đứng từ xa, hướng về hòn đảo chủ quyền của Tổ quốc bị kẻ thù xâm chiếm mà chỉ mong một ngày được đưa các anh trở lại đất liền. Không biết khi nào mong ước ấy mới trở thành hiện thực”. Nói đến đây, Thiếu tá Trương Phúc Hải khóc.
Anh khóc và dẫn chúng tôi ra thăm mộ phần những liệt sĩ trẻ nằm lại đảo Trường Sa Đông. Trong không khí trang nghiêm khi đứng trước anh linh của những người lính trẻ, chúng tôi dõi ánh mắt ra xa, hướng về phía đảo Gạc Ma, nước mắt cũng tuôn rơi vì xúc động.
Những chiến sĩ canh giữ trên các đảo nổi, đảo chìm và các nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ đối mặt với kẻ thù đầy toan tính, hung hãn mà còn có cả thiên tai, những cơn bão thường xuyên tràn đến. Những tấm gương hy sinh anh dũng, những con người kiên quyết bám nhà giàn, tinh thần vì đồng đội, vì mục tiêu canh giữ vùng biển, vùng trời. Các anh, những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngã xuống cho những giá trị vững bền cho mai sau. Trong các chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa, tất cả các đoàn công tác đều dành thời gian làm nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh. Những khoảnh khắc thiêng liêng ấy, tất cả mọi người đều nghe rõ những tiếng nấc nghẹn vì xúc động, những đôi mắt đỏ hoe trong niềm cảm xúc dâng trào.
Khu tưởng niệm trong lòng dân tộc
Một ngày tháng 3/2015, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (thuộc xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ đặt đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Viên đá đưa về từ Trường Sa thấm máu và nước mắt những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma sẽ được hoàn thành vào năm 2016, đây sẽ là biểu tượng cho lòng tri ân, tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Mô hình Đài tưởng niệm.
Mô hình Đài tưởng niệm. 
Chúng tôi có mặt trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma để chứng kiến những giọt nước mắt lại rơi một lần nữa. Những nếp nhăn không giấu được nước mắt chảy dài trên gương mặt của những người mẹ, người vợ, các thế hệ khi nhớ về cuộc chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Hải quân trên các tàu HQ-505, HQ-604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và Công binh E83 tại nhóm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa cuối tháng 3, đầu tháng 4/1988.
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma xây dựng trên khu đất rộng 2,5ha. Trung tâm Khu tưởng niệm là bảo tàng được xây dựng theo hình tròn với ý tưởng của “Vòng tròn bất tử”. Ý tưởng lấy cảm xúc từ hình ảnh của những người lính nắm chặt tay nhau thành vòng tròn đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
Ông Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) chia sẻ: “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma là sản phẩm kết tinh nguyện vọng của thân nhân các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong trận chiến ngày 14/3/1988, của các đoàn viên công đoàn, ngư dân, cựu chiến binh và chiến sĩ Hải quân, nhân dân Việt Nam yêu nước. Việc xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhằm thắp sáng ngọn lửa thiện nguyện, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, đồng thời giáo dục ý thức tự hào về lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của những thế hệ cha ông. Khu tưởng niệm như một mộ phần chung, phần nào an ủi thân nhân các chiến sĩ Gạc Ma”. 
Những ngày tháng 7, trong lòng mỗi người con đất Việt, các anh hùng, liệt sĩ chính là tượng đài vững bền mãi mãi.
Những đôi bàn tay nâng niu, rồi tiễn đưa các anh hùng liệt sĩ lên đường của những người mẹ, của những người vợ bịn rịn trước ngày chồng đi Trường Sa làm nhiệm vụ vừa khóc vừa đặt tay lên viên đá đầu tiên ấy... Giờ đây, các mẹ, các chị đã có thể thắp nén hương cho chồng, cho con mình và trong sâu thẳm trái tim mỗi người dân đất Việt, hai chữ Trường Sa mãi thiêng liêng...

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.