"Sao" của giới trẻ muốn gia nhập chính trường

Ca sỹ Mai Khôi – người nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội, trong một dịp hát cùng chiến sỹ ở đảo Sơn Ca.
Ca sỹ Mai Khôi – người nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội, trong một dịp hát cùng chiến sỹ ở đảo Sơn Ca.
(PLO) - Không khí bầu cử Quốc hội khoá XIV trở nên sôi động khi có nhiều tên tuổi là những nghệ sỹ, người nổi tiếng tự ứng cử. Và có lẽ chúng ta dần làm quen với việc giới giải trí tham gia chính trường...

Chúng tôi nghiêm túc…

Những năm trước đây, mới chỉ có diễn viên Hồng Ánh là đại biểu trẻ của chính trường. Thế nhưng, năm nay, khi 2 nghệ sỹ Minh Vượng (thường gọi là Vượng râu) và ca sỹ Mai Khôi tự ứng cử đã gây “sốc” dư luận. Đặc biệt, nghệ sỹ Vượng râu bị “ném đá” nhiều hơn cả. 

Ngày 8/3 vừa qua, nữ ca sĩ Mai Khôi đã nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và hồ sơ được chấp nhận vào hôm sau (9/3). Với hơn 15 năm kinh nghiệm tham gia vào lĩnh vực ca hát, tiếp xúc với nhiều đối tượng khán giả, lắng nghe những tâm tư, tình cảm của mọi người, ca sĩ Mai Khôi muốn thay họ nói lên tiếng nói của mình trong Quốc hội. Nữ ca sĩ còn cho biết lý do mình tự ứng cử đại biểu Quốc hội nhằm mong muốn góp phần tạo sự trẻ hóa Quốc hội, để Quốc hội ngày càng năng động, trẻ trung và mạnh mẽ hơn. 

Ca sĩ Mai Khôi, tên thật Đỗ Nguyễn Mai Khôi, sinh năm 1983, là một trong những ca sĩ được yêu mến với phong cách trình diễn ấn tượng. Bên cạnh vai trò ca sĩ, Mai Khôi còn là một nhạc sĩ với nhiều sáng tác được khán giả đón nhận. 

Nói về quyết định này, cô gái 8X chia sẻ trên phương tiện truyền thông: “Đây là một quyết định nghiêm túc của tôi. Với tôi, việc sáng tác, trình diễn âm nhạc là cách phục vụ cộng đồng thì việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội cũng là một cách để phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn. Nếu được trở thành đại biểu Quốc hội, tôi vẫn giữ phong cách của mình như từ trước tới nay vốn vậy vì tôi nghĩ rằng, mình là đại diện cho giới trẻ, mình cần thể hiện những gì mà giới trẻ đang thể hiện. Một xã hội phát triển là một xã hội chấp nhận sự khác biệt. Phong cách của tôi là phong cách phù hợp với giới trẻ và không quá lố lăng”.

Tự ứng cử là một điều hết sức bình thường.
Tự ứng cử là một điều hết sức bình thường.

Mai Khôi không phải là nghệ sĩ duy nhất gây “sốc” khi tự ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội. Trước đó, nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng (nghệ danh Vượng râu) cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận khi có quyết định tương tự. Bên cạnh ý kiến ủng hộ thì chuyện Vượng râu tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội cũng đối mặt với luồng bình luận phản đối mạnh mẽ của khán giả, thậm chí nhiều người cho rằng đây là chiêu trò đánh bóng tên tuổi của nam danh hài.

Tuy nhiên, nam nghệ sĩ sinh năm 1982 đã bác bỏ điều này và cho rằng: “Tôi đã gần 40 tuổi không còn là trẻ con, hơn nữa việc này không phải chuyện đùa và cũng không được phép đùa. Chiêu trò làm gì khi lịch diễn của tôi kín mít”.

Theo Vượng râu chia sẻ, mục đích của việc tự ứng cử là vì tâm huyết và muốn truyền tải một phần kiến thức cá nhân để nâng cao sự phát triển văn hóa, giáo dục, giúp cho đất nước tốt lên.

Bên cạnh đó là nhà báo, TS Trần Đăng Tuấn đã tới nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại điểm tiếp nhận của Ủy ban bầu cử TP Hà Nội. Chia sẻ trên trang cá nhân, ông Tuấn cho biết lý do duy nhất tự ứng cử vì “nếu là đại biểu Quốc hội sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn”. Nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng là một nhà từ thiện đầy tâm huyết và trách nhiệm với chương trình tiêu biểu “Cơm có thịt”. Chương trình rất thành công này đã được đổi tên thành “Quỹ học trò nghèo vùng cao”.

“Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã giúp hàng chục ngàn trẻ vùng cao được cải thiện bữa ăn hàng ngày mang tính chất lâu dài; giúp xây hàng chục ngôi trường khang trang ở vùng sâu, vùng xa; giúp hàng trăm ngàn trẻ em nghèo vùng Tây Bắc có áo ấm vào mùa đông lạnh giá.

Ngày 13/3, nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến - giọng đọc huyền thoại của Đài Truyền hình Việt Nam, cho biết đã làm xong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.  Bà Tiến được Hội thánh Tin lành Hà Nội đề cử ứng cử đại biểu Quốc hội. Bà chia sẻ sau khi được đề cử, bà tập trung học, đọc và quan sát những yếu kém ở các lĩnh vực để từ đó đại diện cho lĩnh vực của mình đóng góp cho đất nước những ý kiến tốt nhất. 

Tối 14/3, thầy giáo chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa chia sẻ thông tin ông đã tự ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV. Thầy giáo Khoa từng ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2007 và bị 0% phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Trường THPT Vân Tảo).

Tập làm quen với tự ứng cử

Chia sẻ về những xôn xao trên, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: “Tôi nghĩ, chúng ta đang tập “làm quen” với một đời sống dân chủ. Đó cũng là một lý do mà không ít người thấy việc tự ứng cử vào một vị trí hay danh hiệu nào đó lâu nay là một chuyện không bình thường, bởi chúng ta vẫn chưa quen được hành động này. 

Chúng ta đã mắc một thói quen cố hữu lâu nay khi cho những người tự ứng cử trong những trường hợp tương tự nói trên là những người không hiểu mình là ai, là những người ham danh háo chức... Nhưng đó thực sự làm một chuyện hết sức bình thường trong các xã hội văn minh và đã có một đời sống dân chủ lâu dài. Cả hai nghệ sỹ trên hoặc bất cứ ai đó tự ứng cử là một điều hết sức bình thường. Chúng ta nên tập làm quen với điều này. 

Hơn nữa, tôi nghĩ chúng ta nên khuyến khích hành động đó cũng như khuyến khích một xã hội dám công khai đưa chính kiến của mình và bảo vệ chính kiến đó trước xã hội. Chỉ như thế, chúng ta mới phát huy được tính dân chủ và sự cống hiến của mọi công dân”. 

Trước những “ném đá” ồn ào với các nghệ sỹ tham gia tự ứng cử, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cũng khẳng định: “Không được để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử với những người tự ứng cử. Bất cứ hành vi phân biệt đối xử nào đều vi phạm pháp luật”.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.