Hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19: Làm đúng hay sai nhân dân biết cả

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, gói 62 nghìn tỉ đồng hiện đang được người dân rất mong chờ, vì vậy công tác triển khai phải kịp thời, không để xảy ra tiêu cực. Ở cơ sở làm đúng hay làm sai nhân dân biết cả, vấn đề là phải biết phát huy dân chủ để người dân phản ánh. 

Xác định đúng đối tượng thụ hưởng

Ngày 27/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam và Bộ LĐTB&XH đã phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh phải đề cao vai trò giám sát của nhân dân trong triển khai gói hỗ trợ: “Ở cơ sở làm đúng hay làm sai nhân dân biết cả, vấn đề là phải biết phát huy dân chủ để người dân phản ánh. Thực tế cho thấy, nguyên nhân dẫn đến sai phạm thường là do cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan, chưa nắm chắc hướng dẫn, quy định” - ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

“Bên cạnh quy định là làm đúng, làm minh bạch, công khai thì cần làm nhanh, khẩn trương, không để chính sách đã được ban hành phải đi lòng vòng. Dân khao khát mong chờ lắm rồi, lúc dân đói, dân cần thì phải hỗ trợ ngay, vì đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của chúng ta… 

Với gói hỗ trợ này, chúng tôi mong muốn đừng để “dê đi lạc đường”. Đừng để ai phải bị xử lý về Đảng, về chính quyền và các hình thức xử lý khác. Bởi vì đụng đến đây sẽ là nỗi nhục suốt đời của các đồng chí cán bộ”. 

(Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung)

Trên tinh thần đó, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam đề nghị MTTQ các tỉnh, thành phố phối hợp cùng ngành LĐ-TB&XH và các sở, ban, ngành phải thực hiện chặt chẽ, chính xác ngay từ đối tượng thụ hưởng; danh sách tổng hợp phải rõ ràng từ tên tuổi, địa chỉ, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ. Cùng với đó, công khai đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ qua các phương tiện truyền thông đại chúng và niêm yết danh sách tại các điểm thuận lợi để nhân dân theo dõi, giám sát chặt chẽ. 

Bên cạnh đó, phải cung cấp số điện thoại, địa chỉ email từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã để nhân dân trực tiếp phản ánh; có thể nhận qua hòm thư tố giác để giữ bí mật cho người phản ánh; trả lời thỏa đáng các kiến nghị của nhân dân.

“Phải xác định rõ trách nhiệm từ việc ký văn bản, phê duyệt danh sách, biên bản làm việc, báo cáo kết quả; trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, nhất là ngành LĐ-TB&XH các cấp, của Bí thư chị bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận... Nếu nơi nào để xảy ra tiêu cực thì Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… phải chịu trách nhiệm” - ông Mẫn lưu ý.

Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của Nghị quyết 42/NQ-CP, tại hội nghị, đại diện nhiều địa phương cho biết, sau khi Nghị quyết này có hiệu lực, UBND các tỉnh, thành đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc về kinh phí, xác định đối tượng thụ hưởng, thời điểm thụ hưởng…

Với kiến nghị của một số địa phương đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm ngoài mức 50% mà Ngân sách Trung ương hỗ trợ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định, tại điểm 4, mục I Nghị quyết 42 đã quy định rất cụ thể về vấn đề này, do vậy đề nghị các địa phương sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện kịp thời quy định tại Nghị quyết 42. Nếu quá trình thực hiện gặp khó khăn về nguồn lực thì báo cáo ngay Bộ Tài chính để có hướng dẫn tháo gỡ.

Giải thích thêm, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn về tiền thì chắc chắn sẽ không được Chính phủ điều chỉnh mức chi của từng địa phương. “Mức 70%, 50%... là theo Nghị quyết 42, sẽ không thay đổi. Chỉ có điều những địa phương nào có khó khăn ban đầu thì có thể đề xuất với Chính phủ cho ứng trong một phạm vi nhất định, trong khuôn khổ nguồn được chi”- ông Đào Ngọc Dung khẳng định.

Giám sát ngay từ đầu

Nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng về việc thực hiện Nghị quyết 42 phải công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác, Bộ trưởng Dung cho biết, đến nay về cơ sở pháp lý, các địa phương đã hoàn toàn đủ căn cứ để triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Thủ tướng. Ngay sau hội nghị này, các Bộ liên quan sẽ tiếp tục có Thông tư hoặc văn  bản, công văn để hướng dẫn trong phạm vi thẩm quyền được phân công.

Nhưng Bộ LĐ-TB&XH sẽ không ra văn bản, Thông tư gì nữa vì tất cả những thông tin cần thiết đã được quy định tại Quyết định 15 của Thủ tướng. Tinh thần là mỗi đối tượng chỉ được hưởng một chính sách, trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng thụ hưởng khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất.

“Các đồng chí nói trong tháng 4/2020 chỉ triển khai ngay với 4 nhóm đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công và bảo trợ xã hội. Tôi xin nói lại, 4 nhóm này rõ rồi, có danh sách rồi thì tập trung triển khai càng nhanh càng tốt và tinh thần là trong tháng 4. Nhưng như vậy không có nghĩa các nhóm còn lại không triển khai ngay trong tháng 4.

Đối tượng lao động tự do hiện nay cũng đang rất cần và càng ưu tiên nhanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu… Đây là đối tượng khó khăn nhất hiện nay, không chờ được đâu. Không có cơ quan Trung ương nào chỉ đạo đến 15/5 mới hỗ trợ nhóm đối tượng này” - ông Đào Ngọc Dung nói. 

Cũng theo Bộ trưởng Dung, khi giám sát thì Uỷ ban Mặt trận các cấp và các cơ quan đoàn thể phải tiến hành giám sát ngay từ đầu, từ lúc rà soát lên danh sách, chứ không chờ lên danh sách rồi mới giám sát. 

“Chúng tôi mong muốn việc triển khai Nghị quyết 42 không để xảy ra tình trạng phải khởi tố. Nhưng nếu xảy ra vi phạm thì xử lý nghiêm minh, từ xử lý về Đảng, hành chính và nếu vi phạm đến mức xử lý hình sự thì chuyển cơ quan xử lý hình sự”.

Tiếp thu những kiến nghị, vướng mắc của các địa phương tại hội nghị, ông Dung cho biết, Bộ LĐTB&XH sẽ lập ngay Đường dây nóng và lập Trang điện tử để một nhóm chuyên gia nghiên cứu giải đáp các vướng mắc này.

“Do đó, nếu các địa phương có vướng mắc thì chậm nhất là tối nay các đồng chí chuyển thông tin về Bộ và chậm nhất chiều ngày kia, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản tất cả những vướng mắc cho các địa phương… MTTQ Việt Nam và Bộ LĐTB&XH sẽ giải đáp một cách công khai, minh bạch” - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH nói. 

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).