Đại tướng Võ Nguyên Giáp “in dấu” hai mùa đông Hà Nội

(PLO) - Trong cuộc đời cầm quân, qua 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, có hai lần và cũng là hai mùa Đông, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đứng trước thời khắc lịch sử cam go, trước vận mệnh sống còn của Tổ quốc.
Mùa Đông năm 1946, sau hơn một năm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, “chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. 
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến tận Sở chỉ huy Phòng không - Không quân động viên, theo dõi bộ đội chiến đấu
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến tận
Sở chỉ huy Phòng không - Không quân động viên, theo dõi bộ đội chiến đấu 
Là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp ngày đêm sát cánh cùng Bộ Tổng Chỉ huy, Bộ Tổng Tham mưu và đặc biệt là Mặt trận Hà Nội, nỗ lực chuẩn bị mọi mặt cho Thủ đô và toàn quốc bước vào kháng chiến. 
“Giờ chiến đấu đã đến”
Đứng trước thử thách đầy cam go này, thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo, chỉ huy quân - dân cả nước xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, phá đường, phá cầu, ngăn sông, chặn bước tiến quân của địch; chỉ đạo quân, dân Thủ đô xây dựng kế hoạch tác chiến theo chiến thuật “cài then cửa”, đánh du kích trong thành phố với phương thức khi ẩn, khi hiện trong từng căn nhà, từng góc phố, kết hợp phục kích của tổ, đội với bắn tỉa của từng cá nhân, kết hợp trong đánh, ngoài vây, kết hợp tiến công với phòng ngự, tiêu hao địch, ngăn chặn không cho chúng đánh rộng ra vùng ngoại ô. 
Và theo cách đánh đó, quân - dân Thủ đô Hà Nội đã giam chân địch trong thành phố dài ngày, tạo điều kiện cho cả nước chủ động, tích cực, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến 9 năm đầy gian khổ hy sinh và đi đến toàn thắng.
Trong đêm 19 tháng 12 năm ấy, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã gửi cho các liên khu, các đơn vị, các địa phương toàn quốc, trong đó có quân - dân Hà Nội, bức điện lịch sử, thể hiện ý chí quyết tâm giữ gìn và bảo vệ đất nước: “Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đấu đã đến! Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc và dân quân tự vệ Trung, Nam, Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận, giết giặc cứu nước. Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng! Tiêu diệt bọn thực dân Pháp. Quyết chiến! ”... 
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh 
Theo lời hiệu triệu đó, cả dân tộc đã vùng lên, “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ... Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. 
Trong 60 ngày đêm Hà Nội khói lửa ngút trời, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã sát cánh cùng cơ quan chỉ huy theo dõi từng trận đánh của Vệ quốc đoàn ở Pháo đài Láng, Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân và kịp thời ra lệnh cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội khi đã chiến đấu ròng rã 60 ngày đêm trong lòng địch, tiêu biểu cho chí khí anh hùng của một quân đội còn non trẻ, của một dân tộc quyết không chịu làm nô lệ, hiên ngang chống lại một quân đội đế quốc hùng mạnh…
Vít cổ “pháo đài bay”
Mùa Đông năm 1972, nghĩa là sau đó 26 năm, trong bước đường cùng, Mỹ đã đưa B-52 đánh phá Hà Nội - Thủ đô yêu quý của chúng ta. 
Trong thời điểm lịch sử đó, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tích cực chỉ đạo cơ quan tham mưu chiến lược xây dựng kế hoạch tác chiến đánh B-52; chỉ đạo cơ quan nắm địch, nắm chắc tổ chức lực lượng, mọi động thái hoạt động của địch; chỉ đạo lực lượng phòng không ba thứ quân, tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân, huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ - chiến thuật, sức mạnh chiến đấu sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống; đặc biệt chỉ đạo Binh chủng Tên lửa và bộ đội không quân, lực lượng cơ bản, chủ yếu tập trung đánh địch. 
Và khi mọi sự đã được chuẩn bị chu đáo, Tổng Tư lệnh có mặt tại vị trí chỉ huy của mình trong Tổng Hành dinh, cùng cơ quan tham mưu chiến lược đấu trí với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ để làm nên một Điện Biên Phủ thứ hai trong chiến tranh Việt Nam, “Điện Biên Phủ trên không”, hạ gục máy bay B-52 Mỹ ngay trong đêm đầu tiên, đánh gục ý chí của giới quân sự Mỹ muốn ta phải chấp nhận những điều kiện bất lợi theo ý đồ của chúng trên bàn Hội nghị Paris.
16h ngày 18/12/1972, Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân biết có 33 máy bay B-52 xuất kích từ sân bay Anđécxen, đảo Guam, nhiều khả năng đánh phá miền Bắc. Quân chủng Phòng không - Không quân nhận định chắc chắn B-52 sẽ đánh vào Hà Nội và ra lệnh cho các đơn vị hoàn thành công tác chuẩn bị trước 17 giờ. Lúc 19h10, Trung đoàn ra-đa 291 ở Nghệ An phát hiện được nhiễu cùng nhiều tốp B-52 đang bay trên không phận Lào lên phía bắc Việt Nam.
Nhận được báo cáo từ Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân B-52 đang bay vào Hà Nội, Cục Tác chiến báo cáo và được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đồng ý phát lệnh báo động cho Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bộ Giao thông Vận tải và một số tỉnh miền Bắc. 
Lúc đó là 19h15, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu phó Phùng Thế Tài, Cục trưởng Cục Tác chiến Vũ Lăng đã có mặt tại Sở Chỉ huy “Tổng Hành dinh” cùng tập thể cán bộ, chiến sĩ trong kíp trực bước vào trận đánh lớn với không quân Mỹ.
Từ 19h40 ngày 18/12/1972, thực hiện chiến dịch Lainơbêchcơ II, Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B-52, 135 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh liên tiếp ba đợt vào các mục tiêu ở Hà Nội và phụ cận: các sân bay Kép, Nội Bài, Gia Lâm, Hoà Lạc, Yên Bái, khu vực Đông Anh, Yên Viên, Đài Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì. Đêm 18/12, đêm mở đầu chiến dịch phòng không, đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng, quân và dân ta đã bắn rơi 3 máy bay B-52 của Mỹ...
Trong 12 ngày đêm của chiến dịch Lainơbêchcơ II, Mỹ đã huy động 740 lần chiếc B-52, hơn 1000 lần chiếc máy bay chiến thuật, có F111, sử dụng các khí tài điện từ gây nhiễu hiện đại, đánh tập trung ồ ạt gần 20.000 tấn bom xuống các mục tiêu kinh tế, quân sự ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính chất huỷ diệt vào các khu đông dân cư  ở Thủ đô Hà Nội.
Để đánh bại chiến dịch Lainơbêchcơ II của không quân Mỹ, theo kế hoạch đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp phê chuẩn, ta đã huy động 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn ra-đa, 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tham gia chiến đấu. 
Với lực lượng và thế trận được chuẩn bị trước và sẵn sàng chiến đấu cao, các lực lượng phòng không, không quân Việt Nam cùng với quân và dân Hà Nội, Hải Phòng, bằng chiến dịch phòng không Hà Nội, Hải Phòng đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay, có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F111, diệt và bắt nhiều giặc lái. 
Chiến đấu với B-52
 Chiến đấu với B-52
Bị tổn thất lớn và không đạt mục đích, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom, đánh phá từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra, nối lại đàm phán với ta tại Hội nghị Paris và kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ II đối với miền Bắc Việt Nam. 
Cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng bị thất bại, ý đồ tìm thế mạnh của Ních-xơn bị đập tan. Chiến dịch phòng không tháng 12/1972 của quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược giao cho. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược rất lớn cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, có ý nghĩa lớn trong nước và cả quốc tế.
Cùng với cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân và dân miền Nam, chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng với thắng lợi đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ là đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ phải kí Hiệp định Paris, lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973. 
Lịch sử sẽ đi qua, nhưng âm vang hào hùng của cuộc chiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô yêu quý mùa Đông năm 1946 và  chiến thắng vang dội của quân và dân Thủ đô trong chiến dịch phòng không Hà Nội, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ mùa Đông năm 1972 còn vang mãi với ý chí và trí tuệ Việt Nam, với bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quyết đánh và quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. 

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.