Cử tri "xáo trộn tâm can" chờ Bộ trưởng giáo dục đưa chính kiến

 Bộ trưởng GD&ĐT trong phiên chất vấn
Bộ trưởng GD&ĐT trong phiên chất vấn
(PLO) - Mang nỗi bức xúc “xáo trộn tâm can” của cử tri đến nghị trường, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT về dự định bỏ môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, câu trả lời của Bộ trưởng chưa thể hiện chính kiến như ĐB mong muốn. 
Trước nghị trường hôm nay (16/11), ĐB Lê Văn Lai nêu ý kiến: “Gần đây dư luận xã hội rất xôn xao hay nói đúng hơn là xáo trộn tận tâm can về một vấn đề rất nhạy cảm đó là sự thay đổi cách giảng dạy bộ môn lịch sử. Từ một môn học độc lập thành một môn học tích hợp. Xin Bộ trưởng nêu chính kiến của mình về vấn đề này, nhất là tính đúng đắn, tính ưu việt của nó". 
ĐB Lê Văn Lai đề nghị Bộ trưởng trả lời thẳng thắn về việc có dự định gì hoặc hoãn thực hiện chủ trương thay đổi chương trình sách giáo khoa giảng dạy môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng thiết thực không?. Nếu không dừng, không hoãn thì Bộ trưởng có dám khẳng định trách nhiệm của mình trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề?. "Xin được nói thêm là sai lầm về phương pháp sẽ dẫn đến sai lệch về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ và sẽ không có chỗ cho sự khắc phục hoặc rút kinh nghiệm.” – ĐB nói. 
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: “Môn lịch sử không bị coi nhẹ, mà trong chương trình mới, nó còn được coi trọng hơn chương trình hiện hành. Theo báo cáo, các cháu THPT đang học 1, 5 tiết học 1 tuần. Trong dự thảo, các cháu không học chuyên ban KHXH sẽ học bình quân 2,5 tiết/ tuần. còn các cháu học ban KHXH sẽ học 4 tiết một tuần. Và tất cả đều là bắt buộc. Như vậy, nội dung và phối hợp kiến thức về lịch sử là tăng lên.” 
Lý giải vì sao lại đưa nội dung môn học lịch sử vào môn học Công dân và tổ quốc, Bộ trưởng cho biết: Vì chủ trương tích hợp. Hơn nữa trong luật QPAN có quy định giảng dạy về lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng. “Anh em dự kiến đưa vào đó để tránh trùng lắp”, Bộ trưởng giải thích.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết thêm: “Ngoài các nội dung được giảng trong môn học Công dân và tổ quốc, ở những môn học khác chúng tôi cũng dự kiến có Lịch sử. Ví như văn học cũng gắn với lịch sử. Khi giảng về Hịch tướng sỹ, Tuyên ngôn độc lập, Bình ngô đại cáo…, nếu không gắn với lịch sử thì không rung động. Không những thế, địa lý cũng phải có lịch sử, giáo dục âm nhạc, mỹ thuật… cũng có gắn với lịch sử. Ví dụ dạy về Câu hò bên bến Hiền Lương, Xa khơi… nếu không gắn với lịch sử thì sẽ kém giá trị”.
“Nói tóm lại, những nội dung này đang trong dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, không có ý giảm, không có ý không bắt buộc học môn lịch sử. Vấn đề đang đưa ra thảo luận là để riêng hay để chung với các môn khác. Còn khối lượng kiến thức là có”, Bộ trưởng nói.
ĐB Lê Văn Lai chất vấn đề nghị Bộ trưởng đưa ra chính kiến
 ĐB Lê Văn Lai chất vấn đề nghị Bộ trưởng đưa ra chính kiến 
Sau ý kiến của Bộ trưởng, một lần nữa, ĐB Lê Văn Lai và vị chủ trì phiên chất vấn đề nghị Bộ trưởng đưa ra chính kiến của mình về việc có nên để môn Lịch sử là một môn học độc lập không, Bộ trưởng vẫn trả lời: “Ban soạn thảo đang lắng nghe ý kiến. Và trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có ý kiến tiếp thu, và báo cáo các cơ quan chuyên môn. Đây là việc hệ trọng. Quan điểm của chúng tôi là nếu việc tích hợp làm nhẹ, không tăng thì không tích hợp. Còn nếu tích hợp mà tăng giá trị thì sẽ tăng”.
Không đồng tình với giải trình của Bộ trưởng, ĐB Lê Văn Lai lo lắng: "Khi môn lịch sử được dạy một cách có bài bản, có hệ thống, có thầy giáo chuyên, mà vẫn có hiện tượng râu ông nọ cắm cằm bà kia… thì liệu rằng chúng ta chuyển qua kiểu mới, có nâng cao được chất lượng của môn hoc này không? Theo cá nhân tôi, thì rất khó."
Cũng trong phiên chất vấn chiều nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT còn nhận được câu hỏi của ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên). Liên quan đến một công văn đóng dấu treo, không có người ký của Bộ Giáo dục, được chuyển đến các ĐBQH, báo cáo về kết quả kỳ thi Quốc gia, Bộ trưởng đã xin lỗi ĐB nếu có sai sót về thể thức văn bản.
Về nội dung công văn – kết luận kỳ thi Quốc gia vừa rồi đã giảm áp lực, giảm tốn kém…, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của nó. Đưa ra những phân tích, dẫn chứng, Bộ trưởng cho rằng, kỳ thi đã rất tiết kiệm, giảm áp lực, giảm gian lận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn kế tiếp.” – Bộ trưởng khẳng định. 
ĐB Nguyễn Thái Học không đồng tình với giải trình của Bộ trưởng: “Bộ trưởng có khẳng định giảm tốn kém, giảm áp lực, với những cơ sở đưa ra, tôi cho là chưa thuyết phục. Các cháu trước kia thi tốt nghiệp ở trường, nhưng giờ phải đi xa hơn, do đó tốn kém hơn. Thi xong rồi, các cháu chờ đợi kết quả thì phải ra trường đó nộp hồ sơ vào rút hồ sơ ra, không chỉ học sinh thi, mà còn bố mẹ đưa đi thi. Báo chí cho rằng áp lực còn hơn chơi chứng khoán. Chi phí này, Bộ trưởng có tính vào chi phí kỳ thi không?. Bộ trưởng sao không hỏi người dân là áp lực không, tốn kém không? Tôi tin là nó rất áp lực, rất tốn kém. Trả lời của Bộ trưởng chưa thực sự thuyết phục, chưa yên lòng dân”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.

Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn lực kiều bào tại các địa phương

Đoàn công tác làm việc với tỉnh An Giang.
(PLVN) - Từ ngày 8-11/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác gồm lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao đã đến thăm các tỉnh/TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.