Trong 4 ngày hơn 6.100 ca đau mắt đỏ ở Cà Mau

(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Mắt – Da liễu tỉnh Cà Mau, ngày 25 - 28/9, toàn tỉnh có 6.150 bệnh nhân bị đau mắt đỏ.

Trong đó, các địa phương ghi nhận số ca nhiều gồm: thành phố Cà Mau 1.254; huyện Trần Văn Thời 1.050 và huyện Thới Bình 940 ca.

Điều đáng lo ngại, bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây lan nhanh trong học đường nhưng người dân thường chủ quan, không đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Đa số bệnh nhân khi bệnh đau mắt đỏ nặng mới đi khám tại cơ sở y tế huyện, xã gần nơi sinh sống. Khi bệnh nhân bệnh đau mắt đỏ bị biến chứng mới được chuyển lên các bệnh viện Chuyên khoa tuyến tỉnh. Do đó, thực tế số ca bệnh ngoài cộng đồng có thể cao hơn rất nhiều.

Các Sở, ngành có liên quan, địa phương,… chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra (ảnh minh họa).

Các Sở, ngành có liên quan, địa phương,… chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra (ảnh minh họa).

Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu cơ quan chức năng, địa phương chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra; không được lơ là, mất cảnh giác trong công tác phòng bệnh và đảm bảo thực hiện tốt công tác giám sát để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn tỉnh”.

“Theo đánh giá của ngành Y tế, bệnh đau mắt đỏ đang có chiều hướng tăng nhanh trên địa bàn, tập trung nhiều ở lứa tuổi học sinh…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết.

UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các các đơn vị liên quan, đẩy mạnh tuyên truyền phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ lan rộng trên địa bàn, nhất là trong môi trường học đường; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố Cà Mau cần tăng cường công tác phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; không để bệnh gia tăng, lan rộng trong cộng đồng, nhất là tại các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở y tế...

Để kiểm soát và phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, các bệnh viện công lập và tư nhân, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố Cà Mau tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh; các bệnh viện công và tư nhân thực hiện tốt công tác giám sát, điều tra, phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong trường học, đặc biệt là trường Tiểu học, Mầm non, Mẫu giáo…; đảm bảo vệ sinh trường học; thường xuyên vệ sinh bàn ghế học sinh, đồ chơi, đồ dùng học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường; đẩy mạnh truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của phụ huynh về việc không để học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ đã được chỉ định nghỉ học đến trường.

Ngành Y tế khuyến cáo đến người dân cần nêu cao ý thức phòng bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả vẫn là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang.

Đồng thời, người dân thường xuyên giữ gìn vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường; sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.