Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu tại Tây Nguyên

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị. Ảnh" Bộ Y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị. Ảnh" Bộ Y tế
(PLVN) - Ngày 21/7/2020, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu khu vực Tây Nguyên.

16 ổ dịch bạch hầu, 14 ca tử vong do bệnh dại

Hội nghị đã đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của công tác y tế dự phòng. Tập trung vào hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, bạch hầu, sốt xuất huyết Dengue của các tỉnh Tây Nguyên và tổ chức Hội thảo chuyên đề về phòng chống Bạch hầu tại Tây Nguyên. Nhằm hướng dẫn giám sát xử lý ổ dịch bạch hầu, kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên, hướng dẫn cập nhật điều trị bệnh bạch hầu.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn khu vực Tây Nguyên không ghi nhận bệnh truyễn nhiễm nhóm A. Một số bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như: lỵ trực trùng (giảm 68 lần từ 1.302 ca năm 2019 xuống 19 ca, lỵ a míp, thương hàn, tiêu chảy, thuỷ đậu, viêm gan khác, viêm não, viêm gan virut, quai bị, cúm, bệnh do virus Adeno, uốn ván, tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue, sởi, ho gà.

Một số bệnh truyền nhiễm tăng so với cùng kỳ năm 2019, như: uốn ván sơ sinh (3 ca so với 1 ca năm 2019), liệt mềm cấp (9 ca so với 2 ca năm 2019), dại (14 ca mắc và 14 ca tử vong so với 5 ca mắc và 5 ca tử vong năm 2019), bạch hầu (60 ca mắc, 03 ca tử vong so với 23 ca mắc và 01 ca tử vong năm 2019).

Phòng chống bệnh Bạch hầu, từ ngày 6/6/2020 đến ngày 17/7/2020 ghi nhận 16 ổ dịch Bạch hầu tại 4 tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Gia lai và Đắk Lắk với 114 ca dương tính, trong đó 67 ca có biểu hiện lâm sàng và 37 ca người lành mang trùng; 03 ca tử vong (Đắk Nông: 02; Gia Lai: 01).

Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp CDC tỉnh Đăk Nông, Kon Tum và Gia Lai điều tra, xử lý ổ dịch, nhận định các yếu tố nguy cơ để đưa ra các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả lâu dài. Tổ chức 01 lớp tập huấn về “Hướng dẫn giám sát, phòng chống và điều trị bệnh Bạch hầu” cho tuyến huyện tại tỉnh Đắk Nông và 1 lớp tập huấn “Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh” cho cán bộ tuyến tỉnh 4 tỉnh Tây Nguyên về thực hành các bài tập đáp ứng với dịch Bạch hầu.

Phòng chống bệnh Dại, 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận 14 ca mắc và 14 ca tử vong do Dại, cao hơn cùng kỳ năm 2019 (5 ca mắc, 5 ca tử vong); trong đó: Đắk Lắk (5 ca), Đắk Nông (3 ca), Gia Lai (5 ca), Kon Tum (1 ca); đã thực hiện tiêm 5.645 lượt vắc-xin phòng Dại và 677 lượt huyết thanh kháng dại.

Tiêm chủng mở rộng (số liệu 5 tháng/2020),  tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi (8 loại vắc xin) toàn khu vực là 35,2% - chưa đạt tiến độ (yêu cầu là đạt ≥39,6%), nhưng tăng so với cùng kỳ năm 2019 (26,7%). Tỷ lệ tiêm các loại vắc xin cho trẻ > 1 tuổi và phụ nữ có thai (MR, DPT, VNNB mũi 2, VNNB mũi 3, uốn ván cho phụ nữ có thai) chưa đạt tiến độ; nguyên nhân: do dịch COVID-19. Đang triển khai tiêm bù vắc xin bại liệt IPV cho trẻ sinh từ 1/3/2016 đến ngày 28/2/2018 và vắc xin Viêm não Nhật Bản cho vùng nguy cơ tại 6 huyện thuộc tỉnh Gia Lai.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao kết quả công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2020 của các tỉnh Tây Nguyên, đáng chú ý là không có ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, Tây Nguyên có nhiều bệnh truyền nhiễm có số mắc và tử vong giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ tiêm chủng các nhóm đối tượng mặc dù tăng so với cùng kỳ năm 2019. Nhưng chưa đạt chỉ tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Công tác y tế dự phòng 6 tháng cuối năm 2020 còn nhiều khó khăn do còn các dịch bệnh đang bùng phát và các dịch bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, nhận thức về phòng, chống dịch bệnh của một bộ phận đồng bào còn có sự khác biệt.

Phát hiện nhanh, xử lý kịp thời các dịch bệnh

Trong 6 tháng cuối năm 2020 triển khai đồng bộ công tác phòng, chống dịch, bệnh tại các tỉnh Tây Nguyên theo hướng, phát hiện nhanh và xử lý kịp thời 100% các bệnh dịch mới phát sinh; chủ động triển khai phòng chống các dịch, bệnh nhóm A (cúm, dịch hạch, tả....) nếu xuất hiện; khống chế kịp thời bệnh sởi, bạch hầu, tay chân miệng, sốt xuất huyết.., không để dịch lớn xảy ra;

Giám sát, kiểm tra và xử lý 100% đối tượng được kiểm dịch y tế biên giới, không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập qua cửa khẩu (Zika, dịch hạch, Covid-19, cúm A/H7N9, H5N1...);

Giảm 10% số mắc chết bệnh truyền nhiễm phổ biến so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015; các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo đạt chỉ tiêu của chương trình;

Tăng cường công tác giám sát hỗ trợ địa phương triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm và xử lý ổ dịch: dại, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật bản, bạch hầu…;

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho y tế tuyến tỉnh và huyện về đáp ứng và phòng chống dịch bệnh như “Chẩn đoán phát hiện sớm và phòng chống bệnh bạch hầu”.

Chương trình tiêm chủng mở rộng: mục tiêu không có vi rút bại liệt hoang dại; 100% số huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ UVSS; phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc-xin cho trẻ < 1 tuổi: đạt > 95%; các loại vắc xin khác tiêm theo chỉ tiêu của chương trình TCMR; triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR, uống bổ sung vắc xin bOPV, tiêm vắc xin Td vùng nguy cơ cao vào quí III-IV/2020.

Hội nghị Giao ban công tác y tế dự phòng và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu khu vực Tây Nguyên.

Hội nghị Giao ban công tác y tế dự phòng và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu khu vực Tây Nguyên.

Bộ Y tế chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Tại Hội thảo chuyên đề phòng chống bệnh Bạch hầu tại Tây Nguyên, chuyên gia của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã hướng dẫn các tỉnh về: hướng dẫn giám sát xử lý ổ dịch bạch hầu, kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên, hướng dẫn cập nhật điều trị bệnh bạch hầu.

Từ năm 2013 bệnh bạch hầu đã tái xuất tại khu vực tây nguyên và có xu hướng tăng dần, trải rộng theo các năm. Nhằm chặn đứng và không chế khả năng tái xuất hiện của bệnh bạch hầu một cách bền vững, Bộ Y tế quyết liệt chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu (Quyết định số 3054 /QĐ-BYT ngày 15/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch bạch hầu tại 04 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông).

Cũng tại Hội nghị chuyên đề, các chuyên gia của Bộ Y tế hướng dẫn cập nhật Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu. Lưu ý nguyên tắc điều trị bạch hầu: căn cứ vào tình trạng lâm sàng để điều trị càng sớm càng tốt để tránh tử vong do bạch hầu vì tắc đường thở và viêm cơ tim cấp. Điều trị cả tình trạng nhiễm trùng với vi khuẩn bạch hầu và tình trạng nhiễm độc ngoại độc tố của bệnh bạch hầu để giảm tử vong. Đặc biệt, bạch hầu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên lưu ý các biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm giống như với COVID-19 (rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc tại ổ dịch…).

Hướng đến mục tiêu không để xảy ra dịch chồng dịch, kiểm soát chặt chẽ bệnh bạch hầu không để dịch lan rộng, duy trì kết quả không có ca mắc COVID-19 tại khu vực Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo chú trọng triển khai tất các các lĩnh vực của công tác y tế dự phòng như: phòng, chống bệnh truyền nhiễm (COVID-19, bạch hầu, sốt xuất huyết, tay chân miệng...), phòng chống các bệnh không lây nhiễm, an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên chú trọng chỉ đạo công tác phòng, chống dịch 6 tháng cuối năm 2020, với các nội dung chủ yếu như: thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh và tiêm chủng mở rộng các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng ngành thành viên. Rà soát và đưa chỉ tiêu Tiêm chủng mở rộng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, huyện, xã.

Chỉ đạo ngành y tế địa phương tập trung phòng chống dịch, bệnh bạch hầu: rà soát đối tượng, nhu cầu vắc xin có thành phần bạch hầu, lập kế hoạch và dự trù tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 3054/QĐ-BYT ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế.

Xây dựng kế hoạch và đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, bệnh của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuwacs năng của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên phương thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở và trực tiếp tại cồng đồng.

Đối với Sở Y tế các tỉnh Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo phải tập trung tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh bạch hầu và dịch COVID-19.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng giao các Vụ, Cục, đơn vị của Bộ Y tế nghiêm túc thực hiện công tác chỉ đạo, hường dẫn các tỉnh Tây Nguyên triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.