Tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đất Mũi Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 25/4 (mùng 6/3 âm lịch), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng tổ chức Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ nền độc lập

Phát biểu tại Lễ dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Lễ tri ân Quốc Tổ thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay với tổ tiên đã lên rừng, xuống biển mở mang bờ cõi. Đặc biệt, Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ sẽ mãi là điểm tựa tinh thần cho các thế hệ con cháu chúng ta, luôn giữ mãi niềm tin và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ nền độc lập và sự phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam”.

“Ngày nay, cháu con được hưởng phúc lộc Tổ tiên, là nhờ công lao của Đức Quốc Tổ có công khai sơn phá thạch, dựng nên bờ cõi nước non nhà, để lại cho con cháu muôn đời sức mạnh trường tồn, đó là lòng yêu nước và ý chí đoàn kết với tinh thần trăm con một bọc, cả nước một lòng, muôn dân đồng thuận” - ông Lê Văn Sử chia sẻ.

Quang cảnh Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Quang cảnh Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Lễ dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân cũng đã được tổ chức thành kính trang nghiêm theo nghi thức truyền thống. Nhân dân Cà Mau và lãnh đạo tỉnh Cà Mau dâng hương, hoa và bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao Đức Quốc tổ và các bậc tiền nhân đã khởi dựng cơ đồ, đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, nguyện tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, không ngừng rèn luyện, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha ông góp phần tâm sức, trí tuệ để xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, thịnh vượng và phát triển.

Ngay sau phần Lễ, phần hội cũng được diễn ra trong không khí rộn ràng vui tươi với nhiều hoạt động trò chơi văn hóa văn nghệ như: bơi xuồng ba lá, nhảy bao bố, đặc biệt hoạt động hội thi làm bánh dân gian tại lễ tri ân với sự tham gia của những người thợ làm bánh, người dân địa phương. Sau hội thi, bánh sẽ được dùng làm lễ vật dâng lên Quốc Tổ Lạc Long Quân để tưởng nhớ tri ân công đức người đã khơi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau (mặc áo đỏ bên phải) và ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (mặc áo đỏ bên trái) tại Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau (mặc áo đỏ bên phải) và ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (mặc áo đỏ bên trái) tại Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Cũng tại Lễ dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, ông Trần Hoàng Lạc - Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển bày tỏ: “Lễ giỗ Quốc Tổ có ý nghĩa đặc biệt, tri ân công lao to lớn của Đức Quốc Tổ và các bậc tiền nhân có công dựng nước, các thế hệ con cháu hôm nay xin nguyện tiếp nối truyền thống, không ngừng rèn luyện, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha ông, góp phần tâm sức, trí tuệ để xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, thịnh vượng, phát triển, cầu mong Đức Quốc Tổ anh linh phù hộ cho đất nước mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh."

Lễ hội tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân cũng tạo cho du khách trong và ngoài tỉnh tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, sau những ngày tháng lao động vất vả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, đồng thời giúp cho du khách hiểu thêm về vùng đất và con người miền đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc, với tính cách hào sảng, mến khách, trọng nghĩa tình, thân thiện. Cùng với đó là thiên nhiên gần như nguyên sơ vùng bãi bồi Đất Mũi...

Bên cạnh đó, du khách được thỏa sức trải nghiệm, khám phá cuộc sống thiên nhiên hoang dã, để hoài niệm về cội nguồn dân tộc, được thăm cột mốc tọa độ quốc gia, ngắm rừng, biển, người dân Cà Mau thân thiện, như từ buổi đầu khai hoang mở đất, quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc đã hình thành nên nét văn hoá độc đáo, chứa đựng biết bao giai thoại hào hùng về những con người đã ghi dấu những chiến công oanh liệt. Vùng đất mặn mòi, con người bình dị, thân thương và mến khách đã tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá vô cùng đặc sắc, khách du lịch đến với Cà Mau sẽ ấn tượng mãi về một vùng đất “An toàn - Thân thiện - Nghĩa tình”.

Được biết, năm 2020, Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Tượng mẹ Âu Cơ được xây dựng hoàn thành nơi cực Nam Tổ quốc. Hình tượng người Mẹ cạnh Đền thờ Cha - Lạc Long Quân tại vùng đất cực Nam Tổ quốc, nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi, là sự tri ân của lớp con cháu hôm nay với tổ tiên đã “lên rừng, xuống biển” mở mang bờ cõi.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, thỉnh 03 hồi trống lễ tại Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, thỉnh 03 hồi trống lễ tại Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân là một trong 7 hoạt động chính nằm trong chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2023”. Tiếp nối chuỗi chương trình “điểm đến” của 2 năm trước, “Cà Mau - Điểm đến 2023” có nhiều sự kiện hấp dẫn, như: Lễ tri ân Quốc Tổ gắn với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; ngày hội khinh khí cầu; ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 3; sự kiện hương rừng U Minh; Festival tôm Cà Mau 2023; giải Đất Mũi Marathon - Cà Mau 2023.

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.