Trẻ lớp 1 nguy cơ trầm cảm do học quá tải?

Chương trình học lớp 1 là chủ đề nhận được nhiều quan tâm trên các diễn đàn giáo dục. Ảnh: chụp màn hình.
Chương trình học lớp 1 là chủ đề nhận được nhiều quan tâm trên các diễn đàn giáo dục. Ảnh: chụp màn hình.
(PLVN) - TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng chương trình mới vừa bắt đầu được một tháng, nhiều ý kiến kêu “nặng” là chưa đúng thời điểm và chưa đủ căn cứ, nhưng các bậc phụ huynh vẫn chưa ngừng "kêu than" về chuyện học của học sinh lớp 1.

Trẻ không thể nhớ hết chữ sau 1 tuần học

TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định: “Nhiều phụ huynh “than” chương trình học lớp 1 năm nay nặng, tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự bố trí chương trình không hợp lý. Khi số tiết Tiếng Việt quá nhiều so với các môn khác, tăng gấp rưỡi so với chương trình cũ, trẻ cảm thấy quá tải do không nhớ hết số âm và vần được học trong tuần cũ đã phải học âm mới, vần mới”.

Theo lý giải của TS Hương, vì áp lực từ phía dư luận, sách giáo khoa đã được thiết kế để học sinh không ghi chép vào đó. Vì không được ghi chép vào sách, các tác giả sách đã phải thiết kế thêm sách bài tập cho các con. Mỗi môn có thêm 1 cuốn sách bài tập. Do đó, số lượng sách của trẻ lớp 1 năm nay tăng đột biến.  

TS Hương cũng nhận định, không có sự thống nhất giữa các môn học trong các bộ sách. Giáo viên đã phản ánh tình trạng trẻ chưa được học chữ “đ” và “s” trong môn Tiếng Việt nhưng lại được yêu cầu điền chữ “đ” và “s” trong bài tập của môn học khác. Các cuốn sách của các môn học khác nhau trong các bộ sách khác nhau như các “ốc đảo riêng tư” mà không có sự nghiên cứu hài hòa dẫn đến việc giáo viên và học sinh thật sự bấn loạn khi sử dụng.

Đặc biệt, số tiết Tiếng Việt lớp 1 tăng lên đột biến, 12 tiết thay vì 8 tiết như chương trình cũ. Điều này nghe có vẻ hợp lý vì các cô giáo có nhiều thời gian hơn để dạy trẻ. Tuy nhiên, trẻ lớp 1 mới bước vào con đường học vấn, có quá nhiều điều bỡ ngỡ cần làm quen.

Lần đầu tiên đến lớp, thay vì 35 phút học như mầm non, các con lại phải ngồi cả ngày trên ghế nhà trường. Với 12 tiết Tiếng Việt, trẻ không thể nhớ hết nổi sau 1 tuần học. Sang đến tuần sau, bài mới, 12 tiết Tiếng Việt mới, trẻ gần như rối loạn khi vần cũ, âm cũ chưa nhớ đã phải học vần mới âm mới. Điều này đã khiến chủ trương giảm tải nhận được hiệu ứng ngược, thành ra là tăng tải.

“Có vài cuốn sách được thiết kế để học sinh học quá nặng ngay từ những tuần lễ đầu tiên. Học sinh vừa học vần xong, chưa thạo, đã phải đọc trơn, viết trơn. Thậm chí có cuốn sách đã hướng dẫn giáo viên dạy chính tả cho trẻ ngay khi trẻ còn chưa thẩm thấu xong quy tắc đánh vần. Rõ ràng, áp lực của môn Tiếng Việt quá lớn. Rất nhiều trẻ đã có biểu hiện quá tải, rối loạn, học trước quên sau”, TS Hương cho biết.

TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội.
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội.

Không thể loại trừ khả năng sẽ có trẻ bị trầm cảm nặng với chương trình

Chia sẻ lý do vì sao vì sao chương trình mới, đổi mới tưởng giảm tải cho học sinh nhưng lại nặng, TS Hương cho rằng, các tác giả tính là tổng thể sẽ không nặng nhưng sự bố trí không hợp lý, bài học dồn dập lúc mới vào học và giảm dần khi gần cuối năm khiến cho áp lực đầu năm rất nặng nề.

TS Hương cũng lo lắng chia sẻ việc áp dụng chương trình khi chưa thử nghiệm rõ ràng đã để lại vô vàn hệ lụy khiến cả ngành giáo dục rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Các gia đình có con mới vào lớp 1 thật sự phát khóc với các bài học Tiếng Việt quá khó. Giáo viên không biết phải dạy trẻ thế nào khi các cuốn sách không thống nhất. Giáo viên cũng gặp khó khăn lớn khi thời lượng môn Tiếng Việt quá nặng trong 1 tuần, học sinh quá tải, bắt đầu nảy sinh các vấn đề như phá lớp, không nghe lời, ăn vạ...

“Đặc biệt, nếu việc học trở nên quá tải ngay từ lúc mới vào, trẻ có thể gặp các bất ổn về tâm lý. Trẻ có thể sợ học, ghét học, ghét đến trường. Thậm chí có cháu sẽ hoảng loạn khi nghĩ đến việc học, vật vã, khóc lóc đòi nghỉ học, đòi quay trở lại mầm non. Cũng có trẻ sẽ bị quá tải, không nhớ nổi, rối loạn và nhầm lẫn lung tung giữa các chữ, âm, vần. Từ đó, việc học của trẻ sẽ khó khăn hơn nhiều. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng sẽ có trẻ bị trầm cảm nặng, gây ra hệ lụy lớn cho sức khỏe tâm thần”, TS Hương nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?