'Tranh cãi' việc 'chỉ cần học Toán giỏi, không lo viết chữ xấu'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên mạng xã hội đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc một phụ huynh học sinh cho rằng “Toán học ổn là được, không cần lo chữ xấu”.

Theo phụ huynh này, qua trao đổi, cô giáo phản ánh con của chị học môn Toán khá ổn, tuy nhiên, môn Tiếng Việt thì còn kém bởi chữ viết gãy, không được đều nét. Cô giáo dặn dò gia đình kèm cặp thêm cho học trò này.

Đáp lại, phụ huynh viết: "Toán ổn là được rồi. Sau này dùng điện thoại với máy tính là chủ yếu nên không cần lo chữ xấu. Cám ơn cô giáo nhé!".

Quan điểm của phụ huynh trên gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, từ xưa đến nay, khi trẻ đi học được nắm rõ "nét chữ nết người", bởi vậy nên quá trình rèn chữ rất được chú trọng.

“Rèn chữ không chỉ là rèn chữ mà là rèn tính cẩn thận và kiên trì cho học sinh. Không cần phải quá cầu kỳ nhưng phải rõ ràng rành mạch. Nếu bảo rằng sau này gõ máy tính nên không cần rèn chữ vậy thì khỏi cho bé tập viết luôn vì ngay bây giờ Google đã có thể nhận dạng giọng nói thành chữ viết rồi, không cần gõ phím nữa đâu. Công nghệ ra đời để phục vụ con người chứ không phải để biến con người thành nô lệ”, một ông bố bình luận.

Đoạn hội thoại của cô giáo và phụ huynh.

Đoạn hội thoại của cô giáo và phụ huynh.

Chị Nguyễn Thị Mai (30 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) nêu: "Luyện viết chữ quan trọng là rèn cho con tính kiên nhẫn, chỉn chu trong việc học cũng giúp con sau này làm việc khác hoàn chỉnh hơn. Mình vẫn muốn con mình rèn luyện cách viết chữ, trẻ nhỏ mà, cái gì càng chỉn chu từ bé thì lớn lên tính cách ấy cũng đi theo”.

Bên cạnh đó, không ít phụ huynh đồng tình “không cần lo chữ xấu”. Theo anh Nguyễn Văn Thành (29 tuổi, quận Cầu Giấy), việc viết chữ đẹp không có nhiều tác dụng, rèn viết chữ đẹp vừa tốn thời gian mà nó cũng không ứng dụng thực tế. “Theo tôi chỉ cần viết được, đọc hiểu được là được rồi. Đâu phải chữ đẹp mới thành công, để dành trí óc rèn những kỹ năng và tư duy toán học và tự nhiên có tác dụng thực tế hơn”, anh Thành chia sẻ.

Một phụ huynh khác bày tỏ: “Viết chữ xấu có thể khắc phục được bằng máy tính, điện thoại còn các môn Toán, môn tự nhiên học không giỏi thì rất khó cải thiện. Chữ đẹp thì có giúp được có cơm ngon áo đẹp sau này không”.

Trong khi đó, chị Lê Thu Phương (34 tuổi, quận Long Biên) cho rằng, quan điểm trên có phần đúng, phần sai. Chị Phương lý giải: “Đúng là có thể họ cho rằng thời đại công nghệ số càng được nâng cấp thì con người phải theo kịp thời đại. Chuyển hoá từ viết tay sang đánh máy. Và giao lưu quốc tế qua văn bản mạng enternet.

Nhưng chữ viết là một nghệ thuật, nét đẹp riêng của dân tộc. Xưa vẫn có câu: “Nét chữ, nết người”. Con người được rèn luyện qua chữ viết sẽ có tính kiên trì, bình tĩnh, cẩn thận. Khi nhìn vào chữ viết, ta có thể đoán được tính cách của người đó. Nét đẹp từ tâm hồn thể hiện qua những con chữ. Thời đại mới luôn chạy theo cái mới nhưng không thể bác bỏ cái cũ được”.

Còn ý kiến Quý độc giả thì sao, mời chia sẻ phần Ý kiến bạn đọc dưới bài này.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.