Trận chiến COVID-19 chưa kết thúc với những “thiên thần áo trắng”

Những “thiên thần áo trắng” quên mình cứu bệnh nhân.
Những “thiên thần áo trắng” quên mình cứu bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hơn hai năm qua, cả nước ta cùng nhau đương đầu trong trận chiến chống lại “kẻ thù vô hình”, đại dịch nguy hiểm nhất thế kỷ 21 – COVID-19. Qua bao nhiêu đợt dịch là bấy nhiêu những vất vả hy sinh của lực lượng tuyến đầu, trong đó có ngành y. Và cho đến bây giờ, ta vẫn thấy được sức chiến đấu bền bỉ của những thiên thần áo trắng trong trận chiến chưa đến hồi kết…

Mệnh lệnh từ trái tim

Đã hơn hai năm, kể từ ngày 23/1/2020, hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. Kể từ đó nước ta đã trải qua ba đợt dịch và đang trong đợt dịch thứ tư, mỗi đợt dịch bùng phát với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan đều có xu hướng phức tạp hơn. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận gần 2,8 triệu ca mắc COVID-19, hơn 2,2 triệu ca khỏi và hơn 39.000 ca tử vong.

Chúng ta vẫn đang kiên cường chiến đấu với đợt dịch lần thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng Delta và Omicron có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm. Đây cũng là thời điểm vô cùng khó khăn, khi mọi thứ quá tải, hệ thống y tế của nước ta còn nhiều hạn chế, khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh nghiệm chống dịch và vật lực y tế. Cùng với sự kéo dài của dịch bệnh từ đầu năm 2020 nên đến đợt dịch lần thứ 4, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đã bị tác động tiêu cực trong thời gian dài.

Chính những khó khăn đó đã buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch chưa từng có tiền lệ để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân.Với tinh thần trách nhiệm cao, quan điểm nhất quán là đặt sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết, Chính phủ đã triển khai tất cả các biện pháp đồng bộ, toàn diện về chuyên môn y tế, giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội, an sinh và an ninh trật tự xã hội.

Và trong suốt cuộc hành trình, chúng ta đã sống trong sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi tầng lớp Nhân dân với sự quyết liệt, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, của sự chia sẻ, của tình yêu thương và nhân ái…

Và đặc biệt hơn cả, chúng ta cũng đã được chứng kiến những nghĩa cử cao cả, đẹp đẽ, những đức hy sinh, những trái tim nhiệt huyết, những tấm lòng nhân ái tỏa sáng… của đội ngũ bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế, thầy thuốc trên cả nước. Đồng hành xuyên suốt hành trình hơn hai năm chống dịch đầy cam go, những thiên thần áo trắng không chỉ có trái tim nhân ái, nhân hậu mà còn có trí tuệ thông minh, nghị lực kiên cường cùng với sức chịu đựng bền bỉ.

Những con người ấy đã không quản ngại hiểm nguy khó khăn vất vả, hy sinh tình cảm gia đình và bản thân, dấn thân nơi tâm dịch. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ, không ngừng học hỏi, vận dụng sáng tạo kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ thầy thuốc để chữa bệnh cho đồng bào nhất là trong giai đoạn đầu chống dịch bệnh, chưa có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất còn thô sơ, vaccine còn ít.

Nhắc đến vaccine, không thể không kể đến dấu ấn của ngành y tế trong năm 2021, với chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19. Xuất phát “mệnh lệnh từ trái tim” đã thôi thúc đội ngũ y, bác sĩ hoàn thành sứ mệnh của mình thật nhanh chóng, đưa Việt Nam là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine lớn trên thế giới. Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước dần trở lại cuộc sống bình thường mới.

Mặc dù cuộc chiến với dịch bệnh đầy khó khăn, cam go, thách thức và thường trực nguy hiểm nhưng đã có biết bao sinh mạng được những thiên thần áo trắng giành giật khỏi “lưỡi hái của tử thần” COVID-19. Tiếp thêm cho chúng ta niềm tin để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh nguy hiểm này.

Và rồi thành quả đạt được đó là các địa phương là tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang kiểm soát được số ca nhiễm, số ca tử vong. Dịch bệnh trong phạm vi cả nước trước Tết Nguyên đán đã được kiểm soát và cả nước đang từng bước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Dấu ấn 2021 - chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19.

Dấu ấn 2021 - chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19.

Trận chiến chưa đến hồi kết

Sau thành quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta đang dần chuyển trạng thái từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Vậy nhưng, trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, cho dù dịch bệnh đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc nhưng đội ngũ y, bác sĩ vẫn chưa được nghỉ ngơi giây phút nào, tiếp tục chiến đấu trong trận chiến chưa có hồi kết.

Như trong thời điểm hiện nay, khi số ca mắc mới COVID-19 của cả nước đã tiếp tục tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ. Đặc biệt, tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội diễn biến “nóng”, ngày 20/2 đã vượt mốc 5.000 ca F0 ghi nhận trong vòng 24 giờ, trong khi những tuần trước dù số mắc cao nhưng chỉ dưới 3.000 ca/ngày.

Hiện số F0 tại Hà Nội tăng cao đến độ, nhiều người dân Hà Nội chia sẻ ngày nào cũng có người quen, bạn bè, người thân thông báo mới bị F0. Có gia đình 5 người thì đến 4 người là F0 như gia đình chị B.Linh (Minh Khai, Hà Nội): “Gia đình tôi có 5 người thì đến 4 người bị F0, chỉ có duy nhất bố tôi là F1. Vì quân “dương” áp đảo sĩ số quân “âm” nên bố tôi được cả nhà cho đặc cách cách ly. Còn những F0 như chúng tôi được mang trọng trách nấu ăn và chăm sóc cho F1 cách ly một mình trong phòng. Cả nhà tôi vẫn hay đùa rằng thời thế giờ đã thay đổi, giờ là thời của F0”, chị hài hước chia sẻ.

Quả thực, hình ảnh F0 trong gia đình lại đi phụ trách chăm sóc cho F1, trong khi F1 phải… cách ly đang diễn ra ở nhiều gia đình Hà Nội. “Tôi cảm tưởng như F0 đang phủ toàn Hà Nội, vì những nhà tôi quen đã và đang có F0 còn nhiều hơn số gia đình không có”, chị B.Linh chia sẻ thêm. Chính những tình huống “dở khóc dở cười” đó đã tạo nên suy nghĩ của nhiều người dân tại Hà Nội lúc này là “ai rồi cũng là F0”, “F0 còn nhiều hơn F1”,…

Trên mạng xã hội cũng xuất hiện rất nhiều người thông báo đã trở thành F0 và tự an ủi bằng câu “Rồi ai cũng đến lượt”. Thậm chí còn có những đoạn status gây cười như: “Cùng phận F0 mà xưa thì xe đón, cơm bưng nước rót, báo chí truyền thông theo sát. Giờ cái dây giăng trước cửa nhà cũng không có…”, “Sống bao nhiêu năm trên cõi trần gian, giờ mới được chứng kiến cảnh người âm (tính) đi chăm sóc người dương (tính)”,…

Vậy là từ những suy nghĩ đó, đã dần hình thành nên tâm lý chủ quan như “trước sau gì cũng F0”, “tiêm hết rồi lo gì nữa, F0 cũng kệ thôi” hay “giờ F0 hết là coi như kết thúc đại dịch”,… cùa nhiều người dân. Dẫn đến lo ngại tình trạng lơ là, không có ý thức phòng, chống dịch, mất cảnh giác trong tự bảo vệ mình, bảo vệ cho người thân và toàn xã hội, dẫn tới số ca nhiễm tăng lên.

Chính những lúc số ca tăng đột biến như này, đội ngũ y, bác sĩ lại tiếp tục gánh trên vai những trọng trách quan trọng. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tới hết ngày 16/2, Hà Nội có hơn 126.000 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, có gần 121.400 F0 điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly. Như vậy, hiện gần 97% F0 ở Hà Nội mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Hơn 3% còn lại (gần 4.000 ca) phải nhập viện điều trị; gồm hơn 3.500 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3) và hơn 300 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trong đó có đến gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch.

Không chỉ có gánh nặng F0 tăng cao, các bác sĩ còn phải chiến đấu với những trường hợp tái nhiễm hay di chứng hậu COVID-19 ở bệnh nhân. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Rõ ràng, trận chiến chống COVID-19 vẫn chưa kết thúc với tất cả chúng ta và ngành y nói riêng. Dẫu biết rằng trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức mà đại dịch gây ra nhưng họ - những thiên thần áo trắng chưa bao giờ nản lòng, lùi bước mà vẫn luôn mang trong mình sức chiến đấu bền bỉ như những ngày đầu xung trận.

TS Lã Thị Lan - Phó Giám đốc CDC Hà Nội chia sẻ lo ngại của mình trước tình trạng chủ quan, lơ là không có ý thức phòng dịch, dẫn tới số ca nhiễm tăng lên: “Mặc dù đa số F0 sẽ khỏi, triệu chứng nhẹ, nhưng vẫn có những người có bệnh nền, người già... thì nguy cơ trở nặng lớn. Nếu số lượng ít thì hệ thống điều trị vẫn có thể đáp ứng được, nhưng người trở nặng nhiều trên số tuyệt đối sẽ gây quá tải y tế”.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.