Trải lòng của bác sĩ giữa mùa dịch: 'Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhưng không được sợ hãi'

BS Dương Văn Tiến chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh.
BS Dương Văn Tiến chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Nếu như nguy cơ lây nhiễm COVID-19 luôn rình rập với các bác sĩ thì lo lắng đó càng gấp bội với các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng. Thế nhưng chúng tôi không được sợ hãi, nếu sợ hãi thì ai khám chữa bệnh cho người dân”, BS Dương Văn Tiến, Trưởng khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Thu Cúc (268, Thuỵ Khuê, Hà Nội) chia sẻ.

Các y bác sĩ là lực lượng tuyến đầu chống dịch, các bệnh viện là những thành trì quan trọng trong cuộc chiến chống “giặc” COVID-19. Bởi vì nếu bệnh viện “vỡ trận” sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Với bệnh viện Thu Cúc cũng vậy, việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch luôn được đặt lên hàng đầu vì sự an toàn của bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ.

Trò chuyện với PV, BS Dương Văn Tiến bộc bạch, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 với các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đặc biệt cao do tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là dịch họng, dịch mũi- môi trường trung gian lây nhiễm vi rút rất cao qua đường hô hấp. Hơn nữa bệnh nhân đến khám các khoa khác có thể được yêu cầu đeo khẩu trang, nhưng vào khám tai mũi họng thì không thể đeo khẩu trang được, bởi thế nguy cơ lây nhiễm vi rút qua đường hô hấp rất cao.

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 luôn rình rập đối với bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 luôn rình rập đối với bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Để đảm bảo an toàn, BS Tiến cho biết tất cả bệnh nhân đến khám đều phải sàng lọc thông tin dịch tễ kỹ lưỡng ngay từ cổng vào. Sau đó khi bệnh nhân lên các khoa sẽ được khám sàng lọc vòng 2. Nếu nhận thấy có nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể xem thử COVID-19 bằng test nhanh hay RT-PCR để đảm bảo chắc chắn. Đặc biệt đối với bệnh nhân phẫu thuật thì phải làm xét nghiệm RT-PCR nhằm đảm bảo an toàn tối đa. Công đoạn nữa là khai thác sàng lọc, phân loại bệnh nhân.

“Đặc biệt với những người có biểu hiện nghi ngờ như viêm đường hô hấp cấp, hoặc những người đi đến ở vùng dịch thì chúng tôi phải sàng lọc kĩ trước khi khám chữa bệnh. Sau khi sàng lọc, bệnh viện sẽ làm những xét nghiệm thường quy xem có nằm trong những giới hạn, chỉ số bình thường hay không mới can thiệp như phẫu thuật”.

Do vi rút gây bệnh COVID-19 rất khó phát hiện, thậm chí kết quả xét nghiệm chưa hẳn chính xác tuyệt đối nên theo BS Tiến, để đảm bảo an toàn cao nhất cần loại bỏ đến thấp nhất yếu tố nguy cơ. Trong đó cần kết hợp yếu tố sàng lọc, khai thác, biểu hiện lâm sàng loại trừ những người có nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt những người có nguy cơ hô hấp chưa tìm ra nguyên nhân thì càng phải thận trọng, cách ly, khám thận trọng hơn.

Đặc biệt với quá trình phẫu thuật thì quy trình phòng chống dịch còn ngặt nghèo hơn. Chẳng hạn áp dụng phòng đi một chiều, một cửa vào, một cửa ra. Bác sĩ khi rời khỏi phòng phải thay toàn bộ giày dép, quần áo, găng tay.

Bên cạnh nội quy phòng dịch chung, khoa Tai Mũi Họng cũng lập nhóm điều hành công việc trực tuyến cũng như cập nhật nhắc nhở chấp hành quy định phòng chống dịch. Trước khi đến bệnh viện 30 phút, các y tá, bác sĩ đều khai báo y tế, bật Bluzone và tất cả đều được bộ phận công nghệ của bệnh viện giám sát. Bên cạnh đó, BS Tiến cũng thường xuyên động viên, nhắc nhở người trong khoa trong thời gian này cố gắng hạn chế di chuyển ngoại trừ trường hợp đặc biệt, thực sự cần thiết.

“Chỉ cần một cá nhân sơ sẩy là cả khoa, cả bệnh viện có thể trở thành ổ dịch. Mặc dù hệ thống giám sát tương đối chặt chẽ nhưng ý thức con người là trên hết. Tôi vẫn nói với anh em rằng bảo vệ an toàn cho mình chính là an toàn cho người thân, bệnh nhân và tuyệt đối không lo sợ nếu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa. Nếu bác sĩ mà sợ nhiễm dịch thì ai khám chữa bệnh”, BS Tiến bộc bạch.

Là một bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Thu Cúc giữa dịch COVID-19, anh N.V.D ở Lâm Đồng chia sẻ: “Các y tá, bác sĩ rất tận tình, trong sáng, coi người bệnh như người nhà. Tôi sống chung với căn bệnh mãn tính về họng đã lâu, chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Gần đây tình cờ biết đến bệnh viện Thu Cúc qua internet, qua tìm hiểu thông tin thấy tin tưởng nên tôi lựa chọn để điều trị, đến nay bệnh đã thuyên giảm đáng kể”.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.