Bất cập thí điểm tự chủ bệnh viện: Sau 2 năm, vẫn “nợ” khung giá dịch vụ khám chữa bệnh

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện thí điểm tự chủ toàn diện.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện thí điểm tự chủ toàn diện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạch Mai là bệnh viện (BV) tiên phong thí điểm tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2019. Nhưng chưa hết thời gian thí điểm, tại đơn vị này hơn 200 người lao động thôi việc, nguồn thu giảm 2000 tỷ đồng…

Trong 221 người thôi việc, có 113 người do kiện toàn tinh gọn, 28 bác sĩ (BS) chuyển công tác (trong đó có 1 PGS, 7 Tiến sĩ Y học, 2 Tiến sĩ Dược học; có những người giữ vị trí quan trọng như Trưởng khoa Dược, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Phó phòng Tổ chức cán bộ).

Đâu là nguyên nhân?

Trả lời báo chí, TS.BS Đỗ Văn Thành - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ BV Bạch Mai - cho biết: Từ khi tự chủ toàn diện ngày 17/2/2020, do không được cấp ngân sách, ảnh hưởng dịch COVID-19 nên lượng khách đến khám giảm sâu, bệnh nhân nội trú giảm từ 3200 xuống 1000 người, giường bệnh không sử dụng hết.

Bên cạnh đó, từ khi được bổ nhiệm vào tháng 3/2020, GS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc BV Bạch Mai - đã yêu cầu quyết liệt thay đổi thái độ phục vụ. BV trong giai đoạn khó khăn nhưng vẫn yêu cầu chăm sóc toàn diện nên điều dưỡng, bác sĩ vất vả hơn. Ngoài ra, cơ chế tự chủ nên một số đơn vị không còn phù hợp như nhà tang lễ, trông xe, vận chuyển người bệnh… bị giải thể. Các nhân sự ở các đơn vị này phải chấm dứt hợp đồng.

Nguồn thu nhập giảm, cộng thêm áp lực công việc và việc một số lãnh đạo BV vướng lao lý do một số vụ sai phạm trước đó, khiến tâm lý CBNV dao động. Một số cơ sở y tế tư nhân đưa ra lời mời hấp dẫn, lương cao hơn, nên một số BS “nhảy việc”...

Đại diện BV giải thích như trên, nhưng theo chia sẻ của một số BS, thực tế, lý do chính xin nghỉ tại BV Bạch Mai không phải do thu nhập, mà vì sự bất cập trong quản lý BV công theo mô hình DN.

Một BS đã nghỉ việc cho biết, khi có COVID-19, tất cả BV đều bị ảnh hưởng, không riêng BV Bạch Mai. BV nói khó khăn tài chính nhưng vẫn tuyển thêm người ồ ạt với 506 người, trong khi chỉ có 221 người nghỉ. BV cũng xây dựng bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan mới, thay đổi hạ tầng, sửa sang, đập đi xây lại rất nhiều hạng mục như khu vực sân phía sau, khu vực mặt tiền, khu vực nhà lưu trú, xây lại miếu thờ…

BS này cho rằng nhiều người ra đi vì thấy mô hình quản lý mới có nhiều điểm không phù hợp. Lãnh đạo BV từng ký quyết định yêu cầu nhân viên khu khám bệnh đi làm từ 5h sáng, sau đó thấy không phù hợp phải rút lại. Trong mô hình quản lý mới, BV yêu cầu từng khoa phòng phải báo cáo kiểm điểm, đánh giá nhận xét, chấm điểm thi đua từng cá nhân… khiến mọi người rơi vào “đề phòng, mệt mỏi”.

Một BS từng làm việc hàng chục năm tại Bạch Mai, đã nghỉ việc từ cuối 2020, chia sẻ: "Với tôi, thu nhập, COVID-19 không phải lý do. Tôi bị yêu cầu chuyển sang bộ phận khác không phù hợp chuyên môn. Nếu tôi chuyển, người trong ngành, học trò sẽ nghĩ gì? Việc sử dụng người không hợp lý khiến tôi và nhiều BS cảm thấy không phù hợp, chọn cách ra đi”.

Bộ Y tế chậm ra quy định?

Nhận xét về sự việc, GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam - và chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cùng quan điểm: Từ câu chuyện ở BV Bạch Mai, trước hết cần xem xét lại hình thức chuyển đổi, thay đổi cơ cấu của các đơn vị chuyển sang tự chủ kinh tế trong lĩnh vực công.

Mặt khác, trong quá trình triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại các BV gặp phải nhiều vướng mắc. Khó khăn lớn nhất mà BV tự chủ phải đối mặt là cơ chế tài chính.

Cụ thể, theo quy định, BV được quyết định giá dịch vụ y tế với dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật về giá. Song đến nay, chỉ còn ít tháng nữa là kết thúc giai đoạn thí điểm, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành khung giá dịch vụ KCB theo yêu cầu để BV tham khảo.

Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn từng chia sẻ, giá dịch vụ KCB của BV thu theo giá BHYT, chưa được tính đúng tính đủ các yếu tố cấu thành (mới tính 4/7 yếu tố cấu thành giá), dẫn đến nguồn thu, khả năng đầu tư và tái tạo nguồn lực cho BV bị hạn chế rất lớn. Ông Tuấn đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành giá trần dịch vụ KCB theo yêu cầu để BV được thu giá dịch vụ y tế theo đúng nguyên tắc tính đúng, tính đủ và có tích lũy để tạo điều kiện cho BV triển khai các hoạt động theo cơ chế tự chủ…

Từ 19/5/2019, Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm tự chủ toàn diện với 4 BV Bạch Mai, Chợ Rẫy, Hữu nghị Việt Đức và K. Mục đích là để các BV chủ động nâng cao chất lượng KCB, phát triển các trung tâm kỹ thuật cao trong điều trị bệnh nhân.

Chủ trương đề án là rất đúng đắn hợp lý. Nhưng theo nhiều ý kiến, trong quá trình triển khai không hợp lý, trở thành áp lực với BV và người bệnh. Thực tế 2 trong 4 BV triển khai đề án là Bạch Mai và K, dù đã gần hết thời gian thí điểm nhưng nhiều văn bản hướng dẫn vẫn chưa có. Bạch Mai vẫn chưa có Chủ tịch Hội đồng quản lý BV mà Giám đốc BV kiêm nhiệm...

Về phía cơ quan quản lý, chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn lý giải, đây mới là thí điểm, sau 2 năm sẽ tính toán từng bước để có giải pháp hợp lý…

PLVN tiếp tục phản ánh trong số báo sau!

Đọc thêm

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.