Trách nhiệm làm sạch mạng xã hội của các “ông lớn” công nghệ

Singapore yêu cầu gia tăng các biện pháp bảo vệ người dùng trên mạng xã hội. (Ảnh: CNA)
Singapore yêu cầu gia tăng các biện pháp bảo vệ người dùng trên mạng xã hội. (Ảnh: CNA)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tăng cường tìm kiếm và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ an toàn trực tuyến đang là mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ. Mặc dù các nền tảng mạng xã hội cam kết đã và đang nỗ lực xóa bỏ nội dung độc hại nhằm bảo vệ người dùng.

Ràng buộc trách nhiệm pháp lý của nền tảng mạng xã hội

Trước những nguy cơ ngày càng gia tăng của mạng xã hội, nhiều chính phủ đang thúc đẩy việc ban hành các quy định mới nhằm gia tăng trách nhiệm của các nhà cung cấp nền tảng như Meta (công ty chủ quản của Facebook, Instagram), Bytedance (công ty chủ quản của TikTok),… nhằm xóa bỏ, ngăn chặn các thông tin độc hại tiếp cận người dùng, đặc biệt các đối tượng trẻ em, thanh, thiếu niên.

Quyết tâm mạnh mẽ nhất phải kể tới Liên minh Châu Âu (EU) khi Nghị viện Châu Âu và các quốc gia thành viên đã thông qua Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), sẽ có hiệu lực sớm nhất vào năm 2024. Đạo luật DSA ràng buộc tất cả các công ty công nghệ phải kiểm soát nội dung bất hợp pháp trên nền tảng do họ quản lý một cách thực chất và quyết liệt hơn, nếu không muốn đối mặt với nguy cơ bị phạt tới hàng tỷ USD cùng với nhiều chế tài khác.

Đạo luật này cũng hạn chế các công ty cung cấp nền tảng mạng xã hội sử dụng thuật toán khai thác dữ liệu cá nhân người dùng để chạy các loại quảng cáo nhắm tới họ. Đặc biệt các thuật toán quảng cáo hướng tới trẻ em cũng bị cấm. Các mô hình, quảng cáo lừa đảo nhằm thúc đẩy mọi người hướng tới một số sản phẩm và dịch vụ nhất định cũng phải được kiểm duyệt chặt chẽ hoặc bị cấm. Các công ty công nghệ được yêu cầu phải thực hiện các quy trình mới để gỡ bỏ các thông tin bất hợp pháp như ngôn từ kích động thù địch, khủng bố và lạm dụng tình dục trẻ em. Đồng thời họ cũng phải minh bạch hơn về các thuật toán được sử dụng để giới thiệu nội dung cho người dùng.

Đạo luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nền tảng lớn nhất thế giới như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok. Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba,… cũng phải ngăn chặn việc bán hàng hóa bất hợp pháp theo các quy định mới.

Mặt khác, tại Vương quốc Anh, chính phủ nước này cũng đang cân nhắc thông qua Dự luật An toàn Trực tuyến - một trong những đạo luật quan trọng nhằm quản lý ngành truyền thông xã hội và bảo vệ người dùng khỏi nội dung có hại. Điểm khác của Dự luật này so với Đạo luật DSA của EU là không trực tiếp yêu cầu các nền tảng công nghệ xóa bỏ nội dung độc hại nhưng phải minh bạch về những rủi ro và các tác dụng phụ của chúng đối với người dùng. Điều đáng chú ý là dự luật buộc các công ty truyền thông xã hội lớn phải chia sẻ kết quả đánh giá rủi ro của họ với OFCOM, cơ quan quản lý viễn thông của Vương quốc Anh. Sau khi phân tích các kết quả, OFCOM sẽ ban hành một bản tóm tắt và kết luận, được đăng tải trên trang điều khoản dịch vụ của các nền tảng để cảnh báo người dùng.

Như vậy, người dùng mạng xã hội có thể hiểu rõ hơn về khả năng họ có thể tiếp xúc với nội dung độc hại trên nền tảng mà họ đang sử dụng, giúp họ chủ động kiểm soát việc tiếp cận các nội dung này. Nếu dự luật được thông qua, các công ty công nghệ cũng phải cung cấp cho người dùng các công cụ để kiểm soát lượng nội dung có khả năng gây hại cho họ. Đối với trẻ em, các quy tắc nghiêm ngặt về nội dung là mặc định. Theo đó, các nền tảng phải chủ động giảm lượng nội dung có khả năng gây hại hiển thị cho trẻ em. Bất kỳ ai khuyến khích trẻ em tự làm hại hoặc tự tử sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự theo luật mới.

Thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

Thượng viện Hoa Kỳ hiện đang cân nhắc về Đạo luật Minh bạch và Trách nhiệm của các nền tảng (PATA), theo đó dự luật này yêu cầu các công ty truyền thông xã hội chia sẻ nhiều dữ liệu hơn với công chúng và các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các dự liệu bảo đảm an toàn trực tuyến cho người dùng.

Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với trách nhiệm giải trình và minh bạch hóa thuật toán cho công chúng. (Ảnh: Getty Image)

Các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với trách nhiệm giải trình và minh bạch hóa thuật toán cho công chúng. (Ảnh: Getty Image)

Nếu được thông qua, PATA sẽ tạo ra hành lang pháp lý giúp gia tăng tính minh bạch đối với dữ liệu nội bộ của các công ty truyền thông mạng xã hội. Cụ thể, các nhà nghiên cứu độc sẽ có thể gửi đề xuất tới Quỹ khoa học quốc gia, một cơ quan độc lập phê duyệt các đề xuất nghiên cứu và phát triển trong các ngành khoa học. Nếu các yêu cầu được chấp thuận, các công ty truyền thông xã hội sẽ được yêu cầu cung cấp dữ liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu theo các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt. Việc minh bạch hóa thông tin này giúp cho các bên liên quan có thể cùng nghiên cứu giải pháp bảo vệ người dùng trên mạng xã hội, cũng như phát hiện những thuật toán độc hại để đề xuất loại bỏ. Đồng thời, dự luật cũng yêu cầu các nền tảng chủ động cung cấp một số thông tin nhất định cho các nhà nghiên cứu và công chúng, ví như: Thư viện quảng cáo toàn diện, Thống kê về kiểm duyệt nội dung, Dữ liệu thời gian thực về nội dung lan truyền và Mô tả về thuật toán xếp hạng và đề xuất của một nền tảng. Như vậy, công chúng cũng có thể đánh giá được độ an toàn khi sử dụng các nền tảng.

Nhiều thượng nghị sĩ đang thúc đẩy việc thông qua đạo luật PATA. Đơn cử, Thượng nghị sĩ bang Delaware Chris Coons cho biết: “Các nền tảng truyền thông mạng xã hội định hình thông tin tới hàng tỷ người trên toàn cầu sử dụng, nhưng chúng ta vẫn biết quá ít về cách chúng hoạt động và tác động của chúng đối với mỗi chúng ta và xã hội của chúng ta. Hiện tại, Quốc hội và công chúng không có cách nào để xác minh xem những sản phẩm này có thực sự an toàn hay không”. Do đó, ông nhấn mạnh chính phủ không thể tiếp tục để các nền tảng “tự chấm điểm”, thay vào đó cần có một đạo luật mang tính ràng buộc mạnh mẽ hơn về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các nền tảng mạng xã hội. Đạo luật cũng trao quyền cho công chúng chủ động tìm hiểu dựa trên dữ liệu được cung cấp để chủ động phòng tránh những tác động độc hại mà mạng xã hội có thể gây ra đối với trẻ em, gia đình, nền dân chủ và an ninh quốc gia.

Thượng nghị sĩ Mỹ Mitt Romney cũng đồng tình: “Mối đe dọa của mạng xã hội đối với hạnh phúc của những người trẻ tuổi và an ninh quốc gia ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bằng cách tăng cường khả năng truy cập dữ liệu và tính minh bạch, luật này sẽ giúp phụ huynh, nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tác động của mạng xã hội đối với xã hội và cho phép Quốc hội soạn thảo các chính sách nhằm tạo ra trải nghiệm trực tuyến lành mạnh hơn cho trẻ em và tất cả người Mỹ”.

Ngay tại khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng là một trong số các quốc gia quyết liệt thúc đẩy các giải pháp “làm sạch” mạng xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông của đảo quốc sư tử hiện đang hoàn thiện Bộ quy tắc hướng dẫn các công ty dịch vụ truyền thông xã hội “vô hiệu hóa” nội dung độc hại hoặc không cho phép các tài khoản có nội dung độc hại và tương tự trên các mạng xã hội.

Theo đó, có hai quy tắc chủ đạo. Đầu tiên là các dịch vụ truyền thông xã hội được chỉ định có phạm vi tiếp cận cao hoặc rủi ro cao phải có các quy trình trên toàn hệ thống để tăng cường an toàn trực tuyến cho tất cả người dùng, đặc biệt phải có các biện pháp bảo vệ bổ sung cho người dùng dưới 18 tuổi. Bên cạnh cơ chế bảo đảm thực thi tiêu chuẩn cộng đồng, cơ chế kiểm duyệt nội dung để “giảm thiểu khả năng nội dung độc hại tiếp xúc của người dùng”, các nền tảng này cũng phải cung cấp các công cụ để người dùng giảm bớt và giảm thiểu khả năng tiếp xúc với nội dung không mong muốn. Đồng thời, quy tắc này cũng khuyến khích các nền tảng chủ động phát hiện và xóa bỏ các nội dung về bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em, khủng bố,… Người dùng cũng phải được phép báo cáo các nội dung có hại và tương tác không mong muốn, cơ chế báo cáo này phải dễ sử dụng và có sẵn vĩnh viễn. Các nền tảng truyền thông xã hội cũng phải đánh giá và thực hiện hành động thích hợp khi nội dung được báo cáo. Họ cũng phải lập báo cáo trách nhiệm giải trình hàng năm để đăng tải công khai trên trang web của Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA).

Quy tắc thứ hai là IMDA có thể yêu cầu bất kỳ dịch vụ truyền thông xã hội nào xóa các loại nội dung độc hại nghiêm trọng được chỉ định, hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập nội dung này, hay yêu cầu không cho phép các tài khoản trực tuyến được chỉ định truyền đạt nội dung đó tương tác với người dùng ở Singapore. Các lĩnh vực được cho là nghiêm trọng bao gồm các nội dung về xâm hại tình dục, tự làm hại bản thân, đe dọa sức khỏe cộng đồng, an ninh công cộng, bất hòa chủng tộc hoặc tôn giáo,… Chính phủ Singapore cho rằng, mặc dù nhiều dịch vụ trực tuyến đã nỗ lực giải quyết các nội dung độc hại nhưng mức độ phổ biến và tác hại trực tuyến vẫn rất đáng lo ngại, đòi hỏi cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.