Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Trà Vinh: “Điểm sáng” công tác giảm nghèo

Trà Vinh chủ trương gắn phát triển du lịch với xóa đói giảm nghèo.
Trà Vinh chủ trương gắn phát triển du lịch với xóa đói giảm nghèo.
(PLVN) - Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác giảm nghèo là một điểm nhấn ấn tượng của tỉnh Trà Vinh. Mọi nguồn lực được huy động hướng đến bà con nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn 10%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer giảm hơn 17% so với đầu nhiệm kỳ.

Giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer

Thời gian qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn  luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong tỉnh cùng với sự nỗ lực phấn đấu và đồng tình ủng hộ của nhân dân. Các chương trình mục tiêu giảm nghèo được triển khai đồng bộ, với nội dung, giải pháp phù hợp và đạt được kết quả cao, đáp ứng được tình hình thực tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. 

Huy động nhiều nguồn lực tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Kết quả, thực hiện đạt và vượt mục tiêu của Chương trình; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm hàng năm từ 3 - 4%; kết cấu hạ tầng ở các xã bãi ngang ven biển, xã đặc biệt khó khăn được hoàn thiện. 

Trà Vinh cũng thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vận động quỹ an sinh xã hội, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lực phấn đấu, phối hợp chặt chẽ của các cấp,  ngành trong tỉnh và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nên tốc độ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã được đẩy nhanh, tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh từ 13,23%   chỉ còn 3,22% ở thời điểm cuối năm 2019 (bình quân hàng năm giảm 2,50%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số từ 23,12% giảm còn 5,94% (bình quân hàng năm giảm 4,17%; dự kiến tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 theo kết quả rà soát cuối năm 2020 còn 1,67%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn dưới 4%.

Để thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Nghị quyết hỗ trợ 30% mệnh giá mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (không bị thiếu hụt về BHYT), Nghị quyết hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo (ngoài đối tượng hỗ trợ theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ), Kế hoạch hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công, Kế hoạch hỗ trợ cho hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát triển sinh kế, đào tạo nghề, kết nối giải quyết việc làm...

Các chính sách ban hành đã góp phần tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận được đầy đủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu thiết yếu  cơ bản được đáp ứng đã giúp người nghèo cải thiện một phần về điều kiện sống.

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh gần 9.500 tỷ đồng; trong đó, đã triển khai xây dựng gần 600 công trình đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn huyện nghèo, xã, ấp đặc biệt khó khăn; triển khai thực hiện 432 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình hỗ trợ cho 6.634 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hưởng lợi; hỗ trợ cho gần 182.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số… vay vốn ưu đãi với tổng doanh số cho vay hơn 3.000 tỷ đồng…

Ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh (thứ 5 từ phải qua) tặng quà cho các hộ nghèo.
Ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh (thứ 5 từ phải qua) tặng quà cho các hộ nghèo. 

Giải pháp “cứng” đẩy mạnh công tác giảm nghèo

Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND đề ra 9 giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo như: hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động; hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ cải thiện lại nhà ở; hỗ trợ kéo nước sạch, dụng cụ trữ nước sinh hoạt; hỗ trợ xây dựng hố xí hợp vệ sinh; hỗ trợ tăng thêm thu nhập hàng tháng cho hộ nghèo có tỷ lệ người sống phụ thuộc, ăn theo trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 65% và trợ cấp xã hội hàng tháng cho người thuộc hộ nghèo không  còn khả năng lao động do bị mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày.

Với kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt được nêu trên đã góp phần đưa 65/85 xã có tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã có tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có 5/7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2020 có thêm 01 xã được công nhận, nâng tổng số đến cuối năm 2020, toàn tỉnh dự kiến có 6/7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đạt 85,71%.

Trong thời gian tới, tỉnh đề ra nhiều giải pháp để tập trung thực hiện, trong đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch giảm nghèo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung nguồn lực thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho các đối tượng nghèo, chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chú trọng hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, đa dạng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, các chương trình, dự án để phát triển sản xuất; hướng dẫn hộ nghèo có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả. Đặc biệt, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, mô hình sinh kế, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; triển khai các mô hình hợp tác, liên kết giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Ngoài ra, tổ chức tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn, tập trung giải quyết việc làm cho người lao động tại các xã đặc biệt khó khăn; tiếp tục tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thông qua các cuộc hội thảo việc làm, phiên giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm. Huy động mọi nguồn lực như nguồn vốn, lao động, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề gắn với công tác giảm nghèo. Tăng cường công tác nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, nhất là cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển; phát triển thị trường lao động, động viên người lao động tự tạo việc làm; khuyến khích nhà đầu tư phát triển vào nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo thêm việc làm mới cho người dân địa phương; tích cực tham gia thị trường lao động trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo nghề và chủ động giải quyết việc làm.

Trà Vinh là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL, với 09 đơn vị hành chính cấp huyện, 106 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có, 64 xã vùng dân tộc thiểu số; 05 xã An toàn khu; 06 xã đảo. Dân số trên 1 triệu người, trong đó  1/3 là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer chiếm 31,53%.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.