TP Hồ Chí Minh vận động tiêm vaccine 100% cho nhóm nguy cơ

TP Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
TP Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM diễn ra chiều 10/1, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM khẳng định, không phải bây giờ mà ngay từ đầu, ngành Y tế rất quan tâm tới vấn đề “hậu Covid-19” ở các bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Theo đó, TP HCM tiêm vaccine bổ sung hoặc tiêm nhắc cho các bệnh nhân khỏi bệnh COVID-19. Song song đó, các bệnh viện cũng có phòng khám hậu COVID-19 để tư vấn tâm lý, hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân. “Sở Y tế cũng đang phối hợp với các ngành chức năng đang hình thành kế hoạch để chăm sóc phục hồi hậu COVID-19 để trình Ban Chỉ đạo liên ngành. Ngoài việc khám điều trị về các bệnh lý cụ thể còn chăm sóc về tinh thần đối với đối tượng này”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết.

Về vấn đề hoàn thành tiêm mũi 3, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) Nguyễn Hồng Tâm cho biết, hiện nay tiến độ diễn ra rất tốt. Tuy đến giờ này chưa có quận, huyện nào hoàn thành 100% mũi 3, nhưng có một số địa phương đã đạt 90%. Do đó, nếu duy trì tốc độ 200.000 mũi tiêm/ngày như hiện nay, TP HCM sẽ hoàn thành kế hoạch tiêm phủ mũi 3 trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị người F0 thuộc nhóm nguy cơ, các trung tâm y tế trên địa bàn TP HCM cũng đang đã khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vaccine ngay cho những người thuộc nhóm nguy cơ, đặc biệt là những trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại sẽ được tiêm vaccine tại nhà.

Tính đến ngày 8/1, 18.007 người thuộc nhóm nguy cơ (70,2%) chưa tiêm vaccine đã được thuyết phục và vaccine, các quận, huyện đang tăng tốc tiêm vaccine, cố gắng đến ngày 20/1 sẽ vận động tiêm 100% cho những người thuộc nhóm nguy cơ.

TP sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 chiến dịch cho đến hết năm 2022, theo đó, đối tượng người thuộc nhóm nguy cơ sẽ được mở rộng theo chỉ đạo của Bộ Y tế (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19); mỗi tháng sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát 1 lần cho người thuộc nhóm nguy cơ và đợt 1 năm 2022 sẽ hoàn tất trong tháng 1/2022.

Liên quan việc chăm sóc bệnh nhân hậu COVID-19, ông Huỳnh Nguyễn Lộc - Chủ tịch Hội Đông Y TP HCM cho biết, trong năm 2022, Hội Đông Y TP HCM sẽ tổ chức chương trình Chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân hậu mắc COVID-19 với chủ đề “Sức khỏe nhân dân - Nụ cười thầy thuốc”.

Chương trình nhằm đánh giá mức độ hồi phục, đồng thời phát hiện ra các bệnh lý để kịp thời ngăn chặn di chứng hậu COVID-19, tiếp nối các giai đoạn điều trị để hỗ trợ phục hồi một cách toàn diện, giúp bệnh nhân trở lại trạng thái sức khỏe bình thường. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt 5 tháng từ 14/1 đến 29/4, người dân thăm khám được tầm soát bệnh miễn phí.

“Giai đoạn 1 sẽ tổ chức chăm lo cho 6.000 người có công với cách mạng, đảng viên cao tuổi nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP. Giai đoạn 2 sẽ chăm lo hỗ trợ cho 6.000 người có hoàn cảnh khó khăn thuộc 22 quận, huyện, TP Thủ Đức”, ông Huỳnh Nguyễn Lộc cho biết.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch, mới đây, Sở Y tế TP HCM thông tin, bà con kiều bào về quê đón Tết Nguyên đán tại TP cần tuân thủ quy trình 5 bước để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Cụ thể, hành khách trước khi lên máy bay bay về TP HCM phải có xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) được cơ quan thẩm quyền nước sở tại xác nhận, khai báo y tế, xác nhận tiêm đủ liều vaccine. Người từng mắc COVID-19 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng cũng cần có giấy xác nhận.

Khi nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách phải thực hiện theo 5 bước: Bước 1, người nhập cảnh phải cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-Covid hoặc truy cập địa chỉ https://antoan-covid.tphcm.gov.vn để tạo mã QR cá nhân cho người nhập cảnh.

Bước 2, người nhập cảnh sẽ được xét nghiệm nhanh ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu kết quả dương tính, hành khách phải xét nghiệm tiếp PCR và được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 12. Nếu kết quả âm tính, thực hiện tiếp các thủ tục để về nơi cư trú đã đăng ký trước.

Bước 3, hành khách âm tính được di chuyển từ sân bay về nơi cư trú bằng phương tiện cá nhân nhưng trong quá trình di chuyển phải thực hiện 5K và hạn chế dừng, đỗ dọc đường.

Bước 4, khi hành khách về tới nơi cư trú thì sẽ được địa phương tiếp nhận, theo dõi sức khỏe và giám sát việc tuân thủ các quy định phòng dịch.

Bước 5, y tế địa phương tới lấy mẫu xét nghiệm PCR cho người nhập cảnh vào ngày cách ly thứ 3 hoặc thứ 7 tùy theo đối tượng như trên. Nếu âm tính, người nhập cảnh tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà cho đủ 14 ngày. Nếu dương tính, sẽ được đưa đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 12.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.