TP HCM mở rộng lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên COVID-19

TP HCM sẽ lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên cho người dân tại các điểm nguy cơ. Ảnh: Thành Sơn/SGGP
TP HCM sẽ lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên cho người dân tại các điểm nguy cơ. Ảnh: Thành Sơn/SGGP
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, để tiếp tục phòng chống dịch, TP HCM triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng dịch trong nước đến TPHCM sau Tết Nguyên đán. Từ ngày 17/2, TP HCM bắt đầu mở rộng lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên tại các bến xe, bến tàu.

Trước đó, từ 14/2, TP bắt đầu giám sát, lấy được 2.147 mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó 1.607 mẫu có kết quả âm tính, 540 mẫu đang chờ kết quả.

Từ ngày 16/2, TP đã tiếp nhận 2.134 trường hợp các địa phương khác về TP khai báo y tế tại sân bay, ga tàu, bến xe, trạm y tế. Trong đó 60 trường hợp chuyển cách ly tập trung, 10 trường hợp cách ly tại nhà, 2.064 tự theo dõi sức khỏe. Lấy  mẫu xét nghiệm 2.113 trường hợp trong đó 1.350 âm tính, 763 đang chờ kết quả.

Đồng thời, TP HCM cũng mở thêm cơ sở cách ly tập trung dành cho nhóm người có nguy cơ cao đến từ vùng dịch, sẵn sàng tiếp nhận người cách ly.

TP HCM cũng đã kiểm tra, giám sát các khu cách ly tại khách sạn, tại bệnh viện, các khu cách ly tập trung của các quận,huyện, khu cách ly của TP. HCDC triển khai cách ly người nhập cảnh theo quy định, giám sát người sau khi hoàn thành cách ly tập trung về cư trú tại thành phố, giám sát bệnh nhân sau xuất viện theo quy định.

Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm giám sát theo quy định đối với thành viên các tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại TP HCM, xét nghiệm đối với bệnh nhân COVID-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung, người sau cách ly về cư trú tại TP HCM.

HCDC cho biết, hiện TP HCM không ghi nhận trường hợp nhiễm mới. Số trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại TP là 210, trong đó 165 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 45 trường hợp đang điều trị.

Liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất, ngành y tế TPHCM đã tiến hành các biện pháp khẩn cấp: truy vết, khoanh vùng khẩn các trường hợp, địa điểm liên quan đến bệnh nhân. 

Bên cạnh việc cách ly các trường hợp tiếp xúc, TP HCM tiến hành phong toả rộng, lấy xét nghiệm giám sát cộng đồng những địa điểm liên quan đến các bệnh nhân. Kết quả đã thực hiện 25.620 mẫu xét nghiệm nhóm F1, F2 và các mẫu giám sát, tất cả đều âm tính.

Các mẫu xét nghiệm nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất có tiếp xúc với hành khách trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 15/2 cũng đều có kết quả âm tính. Các mẫu xét nghiệm giám sát các nhóm nguy cơ cao ở cộng đồng bắt đầu từ tối ngày 11/2 (30 tết) và kết thúc trước ngày 14/2 (mùng 3 tết) để giám sát, đánh giá nhanh tình hình dịch bệnh đều có kết quả âm tính.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.